Xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 92)

Xác định mục đích, mục tiêu, nội dung, hình thức, điều kiện... để tiến hành tổ chức bồi dưỡng giáo viên là khâu quan trọng trong chu trình quản lý. Kế hoạch bồi dưỡng ĐNGV phải dựa trên đặc điểm, tình hình thực tế của nhà trường từ đó, nhà quản lý phối hợp các nguồn lực trong một quy trình tổ chức nhất định để đạt được hiệu quả tối ưu.

Mục đích của biện pháp

Để có thể quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên một cách hiệu quả và đúng hướng thì việc xây dựng các phương pháp bồi dưỡng và nội dung bồi dưỡng là yêu cầu đầu tiên cần phải làm. Chỉ có làm tốt công tác xây dựng kế hoạch tổng thể thì nhà quản lý mới có thể có căn cứ để lập kế hoạch cho quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV, kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng làm cho đội ngũ giáo viên bảo đảm về chuyên môn đáp ứng yêu cầu phát triển có tính kế hoạch, chiến lược của Nhà trường.

Nội dung của biện pháp

Việc bồi dưỡng cũng như nhiệm vụ quản lý công tác bồi dưỡng phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, mục tiêu chung và các định hướng phát triển và các kế hoạch đào tạo của Nhà trường cũng như của từng bộ môn nhằm đưa ra phương pháp bồi dưỡng và phương pháp quản lý bồi dưỡng cụ thể. Có thể đưa ra kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn phù hợp với từng giai đoạn phát triển và kế hoạch đào tạo của trường để thực hiện có tính khả thi hơn. Chính vì vậy, nhà trường cần lập kế hoạch bồi dưỡng trước mắt và lâu dài một cách hợp lý.

- Trước hết, lập kế hoạch về việc bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm.

Bồi dưỡng đầu năm học về nhiệm vụ, kế hoạch năm học Bồi dưỡng giữa kỳ hay đột xuất do các nhiệm vụ quản lý đề ra Bồi dưỡng, bổ túc các kỹ năng và phương pháp giảng dạy mới Bồi dưỡng theo các chuyên đề

84

- Thiết lập những quy định bắt buộc giáo viên phải tham gia các khóa học bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, tăng cường kỹ năng sống đối với người giáo viên.

- Căn cứ vào tình hình cụ thể, hàng năm nhà trường cần điều tra thực trạng về chất lượng ĐNGV, từ đó phân nhóm, xây dựng và dự báo kế hoạch đào tạo với các nội dung nhằm đáp ứng tiêu chuẩn giáo viên như:

Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn hoặc chuyên ngành quản lý giáo dục ở các trường Đại học Giáo dục, Đại học Sư phạm hay Học viện Cán bộ quản lý giáo dục...

Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn (ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sư phạm, các kiến thức xã hội khác...)

- Trên cơ sở kế hoạch chiến lược đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của nhà trường, các giáo viên phải tự đưa ra kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để lựa chọn hình thức và nội dung, phương pháp tự học cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cá nhân nhằm bổ sung các mặt kiến thức còn thiếu hụt cũng như việc giáo viên cần phải thường xuyên trau dồi đạo đức, lối sống, tác phong người thầy...

- Công tác bồi dưỡng khuyến khích giáo viên tự học và nghiên cứu khoa học cần được chú trọng, quan tâm đúng mức. Hình thức bồi dưỡng cần phải mềm dẻo, linh hoạt tạo điều kiện tối đa để giáo viên vừa học vừa làm, không ảnh hưởng đến công tác chuyên môn. Cụ thể như: Hình thức đào tạo trực tuyến ứng dụng phần mềm Moodle thông qua các tài khoản cá nhân để giáo viên đăng nhập và tự học…. Khuyến khích và tạo điều kiện để các giáo viên chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau (chính giáo viên trở thành giảng viên trong một chuyên đề mà họ tìm hiểu được sâu hơn các giáo viên khác)

- Xây dựng các chế độ chính sách khích lệ, động viên khi giáo viên tham gia đào tạo, bồi dưỡng cũng như các giáo viên mạnh dạn, tự tin chia sẻ những hiểu biết của mình với các đồng nghiệp.

85

3.3.4. Nâng cao trách nhiệm và tính chủ động của các bộ môn trong trường

Các bộ môn là nơi quản lý trực tiếp mọi mặt đội ngũ giáo viên, vì vậy đề cao trách nhiệm của các khoa trong việc nâng cao chất lượng tuyển chọn và bồi dưỡng lực lượng giáo viên trẻ là giải pháp cơ bản. Thực tế cho thấy, sự trưởng thành của lực lượng giáo viên phần lớn do hoạt động quản lý, bồi dưỡng, rèn luyện của tập thể giáo viên mà trước hết là vai trò trách nhiệm của giáo viên.

Nội dung của biện pháp

Trường THPT Olympia khuyến khích các đơn vị trong việc hoàn thiện công tác tuyển chọn, bồi dưỡng lực lượng giáo viên trẻ. Hằng năm có tổng kết, khen thưởng xứng đáng đối với những cá nhân và các đơn vị có nhiều thành tích trong công tác bồi dưỡng giáo viên, có nhiều đóng góp về giảng dạy cho Nhà trường.

Điều kiện thực hiện biện pháp

Để không ngừng nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, bồi dưỡng giáo viên trẻ, các bộ môn nắm chắc mọi nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của cấp trên, quản lý chặt chẽ tình hình mọi mặt của đội ngũ giáo viên trong đơn vị, chủ động tham mưu, đề xuất với Hiệu trưởng những nội dung, biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng lực lượng giáo viên trẻ, trước hết là nâng cao đạo đức, lối sống, hoàn thiện tác phong, chuyên môn sư phạm. Các Bộ môn tích cực chủ động tiến hành bồi dưỡng tình cảm, định hướng các hành vi đạo đức tốt đẹp của giáo viên trẻ. Luôn bám sát thực tiễn, nắm chắc cơ sở, kịp thời phát hiện những diễn biến chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống mới nảy sinh, báo cáo với Hiệu trưởng để có biện pháp lãnh đạo, quản lý phù hợp.

Các trưởng Bộ môn luôn chăn lo, giữ gìn mối quan hệ đoàn kết gắn bó với tập thể, vấn đề liên quan đến nhiệm vụ và hoạt động của đơn vị mình, chia sẻ giúp đỡ nhau trong cuộc sống và công tác. Khi có các vấn đề vướng mắc

86

cán bộ Bộ môn cần chủ động và có thiện chí trong việc giải quyết những bất hoà, tạo ra sự đồng thuận trong đơn vị.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 92)