giáo viên
Trong quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV, đánh giá thành tựu là một trong những nhiệm vụ quan trọng và không ít khó khăn. Đánh giá thành tựu bao gồm đánh giá không chính thức và đánh giá chính thức có hệ thống. Với mục đích là xem xét kỹ càng ĐNGV để tiến hành bồi dưỡng hiệu quả nhất.
Đánh giá được bắt đầu từ khi xây dựng kế hoạch, triển khai kế hoạch và trên cơ sở đánh giá sự thực hiện theo kế hoạch sẽ đưa ra quyết định thích hợp. Đánh giá được dựa trên các nguồn thông tin khác nhau và đầy đủ: từ học sinh, từ đồng nghiệp, từ bản thân giáo viên và từ các nhà lãnh đạo, quản lý trực tiếp.
Việc đánh giá quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV giúp cho người quản lý và ban quản lý tự hoàn thiện quá trình về mọi mặt, đặc biệt về nội dung bồi dưỡng như chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời giúp cho nhà trường quản lý điều chỉnh các chế độ, chính sách nhằm khuyến khích, động viên và thúc đẩy đội ngũ này yên tâm trong quá trình công tác.
Trên thực tế, quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV ở trường THPT Olympia được tiến hành thường xuyên nhưng hiệu quả đạt được lại chưa được như mong muốn. Kiểm tra, đánh giá qua hai mặt đó là nội dung và phương pháp bồi dưỡng. Kết quả được Phòng nhân sự của trường ghi nhận và báo cáo lên Hiệu trưởng.
Để kiểm tra và đánh giá chất lượng của việc quản lý bồi dưỡng cũng như công tác bồi dưỡng, nhà trường tiến hành điều tra, thăm dò qua tất cả ĐNGV đã tham gia các lớp bồi dưỡng. Công tác điều tra, thăm dò được nhà trường tiến hành thường xuyên vào cuối mỗi đợt bồi dưỡng. Tuy nhiên, các
68
tiêu chí, chỉ số, mức độ đánh giá chủ yếu mới chỉ tập trung ở hoạt động giảng dạy của giảng viên và vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, đôi khi còn cảm tính, dẫn đến hiệu quả thấp thậm chí có khi còn cho kết quả sai lệch.
Khi được hỏi về các tiêu chí đánh giá có tới 5 cán bộ quản lý và 71% giáo viên trả lời là chưa hợp lý, chưa rõ ràng. Do vậy, cần xác định lại tiêu chí kiểm tra, đánh giá, không chỉ bao gồm cho hoạt động giảng dạy mà còn cho hoạt động phục vụ cộng đồng, xã hội. Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá để kết quả được xác thực hơn, hiệu quả hơn sẽ được coi là động lực thúc đẩy ĐNGV phấn đấu hơn nữa trong công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
Bảng 2.10: Mức độ kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng ĐNGV
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
Rất hợp lý Hợp lý Chưa hợp lý
Kế hoạch kiểm tra, đánh giá 0 7 18
Các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá 0 9 16
Tổ chức việc kiểm tra, đánh giá 0 11 14