Cơ sở pháp lý của quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ở trường

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 39)

trường trung học phổ thông

Quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV thực chất là quản lý nội dung và phương pháp bồi dưỡng cho ĐNGV.

Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Việt Nam được Đảng và Nhà nước, xã hội rất quan tâm. Đảng, Nhà nước ta coi giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong đó luôn chú trọng đến công tác bồi dưỡng ĐNGV một cách toàn diện. Điều này thể hiện rất rõ ở các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục.

Chỉ thị 40/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn 2001-2010”, trong đó có mục tiêu tổng quát đã nêu: Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa đảm bảo chất lượng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

31

Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 và được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã chỉ rõ “Nhà giáo được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;” (Điều 73, tr. 75).

“Nhà nước có chính sách bồi dưỡng nhà giáo về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ và chuẩn hóa nhà giáo” (Điều 80, tr. 78).

Chỉ thị số: 22/2003/CT-BGD&ĐT ngày 05/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề ra mục tiêu bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hàng năm là: “Nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Nhà nước và của ngành, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng cập nhật, hiện đại hóa phù hợp với thực tiễn phát triển giáo dục Việt Nam”.

Trong điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và

trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số:

12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

còn nhấn mạnh quyền của giáo viên: “Được cử tham gia các lớp bồi dưỡng, hội nghị chuyên đề để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ”. [1, tr. 18]

Trong Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông

và giáo dục thường xuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-

BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

đã quy định việc bồi dưỡng thường xuyên theo năm học đối với giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trong Văn kiện XI của Đảng về phát triển văn hóa, giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và

32

cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo”. Mà đội ngũ nhà giáo là những nhà quyết định yếu tố này, vì thế cần phải có đội ngũ giáo viên chất lượng cao.

Một cơ sở quan trọng để giúp giáo viên tự đánh giá phẩm chất chính trị đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp là Qui định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên THPT. Qua đó, giáo viên có thể tự xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời làm cơ sở để xây dựng phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học.

Như vậy, công tác bồi dưỡng ĐNGV và quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV là hết sức cần thiết và cấp bách. Hoạt động bồi dưỡng ĐNGV tức là nâng cao tư tưởng, chính trị, đạo đức chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên. Tạo ra được đội ngũ vừa hồng vừa chuyên. Chính vì lẽ đó các nhà trường đơn vị quản lý trực tiếp và sử dụng ĐNGV thì quản lý công tác bồi dưỡng ĐNGV phải được các cấp quản lý nhận thức sâu sắc và có kế hoạch lâu dài, thường xuyên, phù hợp để công tác này đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông olympia (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)