Trong bối cảnh thế giới ngày nay, các tác động của quá trình toàn cầu hóa, bước chuyển sang nền kinh tế tri thức, các hệ thống giáo dục cũng được quốc tế hóa, tạo sức ép cho các hệ thống giáo dục phải có sự thay đổi để cung cấp cho xã hội những con người phù hợp với nhu cầu của xã hội hiện đại. Điều đó đã đặt ra yêu cầu cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố song “cái quan trọng trong những cái quan trọng trong ngành giáo dục Việt Nam phải giải quyết đó là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngành giáo dục” [23, tr. 129].
Bên cạnh đó, xuất phát từ bản thân mỗi giáo viên phải đáp ứng được những đòi hỏi của học sinh hiện nay: sự thông thạo về thông tin, về phương tiện, về các nền văn hóa và ngôn ngữ.... do vậy mà mỗi giáo viên phải tự tạo “nhân hiệu” cho riêng mình. Điều đó chỉ có được khi người giáo viên liên tục được cập nhật những kiến thức mới về mọi mặt.
Những thay đổi trên đòi hỏi đội ngũ giáo viên phải được chuẩn bị chu đáo và thường xuyên về chuyên môn – nghiệp vụ thông qua đào tạo bồi dưỡng.
Hiện nay Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành các nội dung cần bồi dưỡng:
- Các chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
30
- Các nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ theo yêu cầu phát triển...
Với một số lý do trên, “việc đẩy mạnh và phát triển hoạt động bồi dưỡng giáo viên nói chung và giáo viên trung học nói riêng là một nhu cầu và yêu cầu cấp thiết vừa có tính khách quan và chủ quan” [23, tr. 271] .