7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3.5. Tổ chức hoạt động TDBL tại Chi nhánh
Việc cấp tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh được thực hiện qua các bước sau
Bước 1. Tiếp thị khách hàng và phỏng vấn ban đầu: Cán bộ quan hệ khách hàng tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng cá nhân, hộ gia đình
Bước 2. Hướng dẫn khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn:
Cán bộ quan hệ khách hàng làm đầu mối hướng dẫn khách hàng về hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ, gồm:
Bước 3. Thẩm định các điều kiện tín dụng và lập Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng:
Sau khi nghiên cứu, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng và các điều kiện vay vốn, cán bộ quan hệ khách hàng lập Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng, kèm hồ sơ vay vốn, có ý kiến độc lập về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho vay và trình Trưởng Phòng quan hệ khách hàng có ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cho vay.
Bước 4. Phê duyệt cho vay:
Trưởng Phòng quan hệ khách hàng xem xét kiểm tra, có ý kiến độc lập vào Báo cáo đề xuất thẩm định và phê duyệt tín dụng và quyết định cho vay nếu khoản vay nằm trong thẩm quyền phán quyết hoặc trình Lãnh đạo Chi nhánh xem xét quyết định cho vay theo thẩm quyền.
Bước 5. Ký kết các Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và thực hiện thủ tục liên quan
Bước 6. Giao, nhận hồ sơ và nhập thông tin vào hệ thống SIBS:
Khi hoàn tất các nội dung bước 5, cán bộ quan hệ khách hàng bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay cho cán bộ quản trị tín dụng nhập vào hệ thống SIBS theo hướng dẫn tại từng Sản phẩm tín dụng bán lẻ.
Sau đó, phòng quản trị tín dụng thực hiện việc lưu trữ hồ sơ theo quy định hiện hành của BIDV.
Bước 7. Giải ngân:
- Cán bộ quản trị tín dụng nhập thông tin giải ngân vào hệ thống SIBS theo quy định và chuyển 01 bản gốc hồ sơ, chứng từ cho Phòng dịch vụ khách hàng (cá nhân) để thực hiện giải ngân cho khách hàng.
- Hồ sơ đã giải ngân được luân chuyển và lữu trữ theo quy định về lưu trữ chứng từ kế toán.
Bước 8. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng, khoản vay:
Cán bộ quan hệ khách hàng có trách nhiệm theo dõi, đánh giá khách hàng vay, khoản vay để kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn.
Bước 9. Điều chỉnh tín dụng
Khi khách hàng có nhu cầu thay đổi các điều kiện của khoản vay như thay đổi hạn mức, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, điều chỉnh điều kiện của tài sản bảo đảm thì cán bộ quan hệ khách hàng là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng trình tự phê duyệt khoản vay mới.
Bước 10. Thu nợ, lãi, phí và xử lý phát sinh
- Trường hợp khách hàng không trả nợ (gốc, lãi) đúng kỳ hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng và có văn bản đề nghị thì cán bộ quan hệ khách hàng xem xét, đề xuất điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ. Cấp nào duyệt vay thì cấp đó có quyền phê duyệt điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ.
- Khi khoản vay được phân loại là nợ xấu thì được bàn giao sang bộ phận quản lý nợ xấu tại chi nhánh và thực hiện theo các hướng dẫn về quản lý nợ xấu có liên quan.
- Việc xử lý tranh chấp hợp đồng tín dụng theo hướng dẫn về xử lý tranh chấp của BIDV.
Bước 11. Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ
Khi khách hàng trả hết nợ, cán bộ quan hệ khách hàng phối hợp với cán bộ quản trị tín dụng và cán bộ dịch vụ khách hàng đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng.
So với các ngân hàng thương mại khác, Chi nhánh BIDV Bắc ĐăkLăk hiện đang có hệ thống quy trình, thủ tục được xây dựng bài bản tuy chưa thật đơn giản nhưng phần nào đã rút ngắn thời gian khi giải quyết hồ sơ vay cho khách hàng.