7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Phát triển kênh phân phối và mạng lưới hoạt động
Hiện nay, mạng lưới hoạt động của Chi nhánh còn tương đối mỏng, chưa thuận lợi cho các giao dịch của khách hàng. Do vậy, để phát triển mạng lưới hoạt động, Chi nhánh nên tập trung tại các khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế, có vị trí thuận lợi cho hoạt động tín dụng (khu dân cư, khu công nghiệp,...). Nếu Chi nhánh mở rộng được địa bàn hoạt động thì sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh, dễ dàng hơn trong hoạt động cho vay. Hơn nữa, khi mở rộng địa bàn hoạt động Chi nhánh dễ dàng thâm nhập và hiểu rõ về địa bàn, đặc biệt về hoạt động kinh doanh của khách hàng bán lẻ trong địa bàn. Từ đó dễ dàng hơn trong việc cấp tín dụng và thực hiện mở rộng quan hệ với khách hàng. Vì vậy cần phải thực hiện các giải pháp sau:
+ Nghiên cứu mở thêm 02 phòng giao dịch tại huyện Krông Năng và huyện Cưmga vì đây là 2 địa bàn có lượng dân cứ khá đông, tiềm năng phát triển cây công nghiệp lâu năm như cà phê, tiêu rất lớn, hơn nữa hoạt động động dịch vụ thương mại tương đối phát triển. Chính vì thế rất thuận lợi cho việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ, huy động vốn và cung cấp dịch vụ chuyển tiền, thanh toán tiền, …
+ Đặt thêm 03 máy ATM trên địa bàn đồng thời đẩy mạnh triển khai dịch vụ thẻ ATM. Hiện nay, thị phần thẻ ATM của ngân hàng còn rất thấp nên ngân hàng cần đầu tư để phát triển dịch vụ này. Bởi lẻ với hệ thống tự phục vụ và cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau thì hệ thống ATM có thể thay thế cho hoạt động của một phòng giao dịch.
+ Việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng chưa đầu tư nhiều nên kết quả thu được rất hạn chế. Đây là một trong những kênh phân
phối hiện đại, tiết kiệm chi phí và thời gian cho cả ngân hàng lẫn khách hàng nên ngân hàng cần phát triển các dịch vụ như phone banking, mobile banking, home banking, internet banking, …. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, đối tượng khách hàng đã được trang bị và sử dụng điện thoại, máy vi tính, truy cập mạng nên dễ dạng tiếp cận với các dịch vụ này.
Hiện tại, rất ít khách hàng hiểu rõ và sử dụng kênh phân phối điện tử. Vì vậy, Ngân hàng cần phải truyền thông, giới thiệu đến khách hàng. Bước đầu tạo cho khách hàng thói quen giao dịch qua các kênh phân phối hiện đại bằng cách khuyến khích khách hàng sử dụng bằng cách cung ứng miễn phí các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, kiểm soát tức thời hoạt động rút, trả nợ vay tại BIDV bằng dịch vụ mobile banking, internet banking...Đồng thời tận dụng các cơ hội hợp tác với các tổ chức khác để liên kết bán sản phẩm đến nhiều đối tượng khách hàng.
Ngoài ra, đối với những khách hàng mục tiêu, cán bộ Ngân hàng có thể giao dịch tại địa điểm của khách hàng. Đồng thời, thời gian làm việc của các phòng giao dịch, các điểm giao dịch cũng phải linh động hơn, có thể kéo dài thời gian ngoài giờ hành chính để phục vụ những khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không thể đến Ngân hàng trong giờ hành chính, thường là đối tượng CBCNV làm việc trong giờ hành chính.
+ Ngoài ra, ngân hàng còn có thể mở rộng kênh phân phối qua các đại lý như đại lý chi trả kiều hối, đại lý phát hành thẻ ATM, …trên nguyên tắc các đại lý này được hưởng một khoản phí và tuân thủ các thoả thuận của 2 bên.