Phân tích các hoạt động tiến hành TDBL

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk (full) (Trang 29)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Phân tích các hoạt động tiến hành TDBL

a. Phân tích công tác tổ chức thực hiện TDBL

Khi đã xác định rõ mục tiêu TDBL mỗi ngân hàng thương mại đều phải xây dựng mô hình tổ chức, sắp xếp nhân sự và quy định quy trình TDBL của mình cho phù hợp với điều kiện và đặc thù riêng của ngân hàng mình. Đối với ngân hàng có quy mô lớn thường bố trí bộ phận TDBL riêng biệt so với tín dụng bán buôn. Đối với ngân hàng có quy mô nhỏ, vừa thực hiện TDBL vừa thực hiện bán buôn thì chỉ có bộ phận cán bộ TDBL kiêm nhiệm.

b. Phân tích các biện pháp tiến hành TDBL

- Các biện pháp tăng trưởng, quy mô thị phần:

Để đáp ứng được mục tiêu TDBL, ngân hàng cần phải tiến hành các biện pháp sau:

+ Hoàn thiện chính sách sản phẩm, dịch vụ + Hoàn thiện chính sách lãi suất

+ Hoàn thiện chính sách quảng bá, chăm sóc khách hàng

- Tăng cường kiểm soát rủi ro và nâng cao chất lượng TDBL: Đây là một trong các biện pháp rất quan trọng ngân hàng nào cũng đều phải thực hiện. Việc kiểm soát rủi ro thực hiện dựa trên quy định của NHNN trên cơ sở phân loại nhóm nợ và kiểm soát nợ xấu.

1.2.3.Các tiêu chí phản ánh quy mô của hoạt động tín dụng bán lẻ

a. Tiêu chí quy mô

a1. Tăng tưởng dư nợ của hoạt động tín dụng bán lẻ

Dư nợ là phản ánh số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng nhưng chưa thu lại được, bao gồm:

- Dư nợ thời điểm: Được phản ảnh tại từng thời điểm (cuối tháng, cuối năm...).

- Dư nợ bình quân: Phản ánh qui mô trong một thời kỳ (năm).

Dư nợ là chỉ tiêu phản ảnh kết quả cuối cùng của việc mở rộng quy mô cho vay HKD.

Để đánh giá mức tăng trưởng qua thời gian, thông thường người ta dùng 2 chỉ tiêu: mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng.

Mức tăng tuyệt đối được tính bằng hiệu số giữa mức dư nợ kỳ báo cáo với dư nợ kỳ gốc.

Tốc độ tăng được tính bằng mức tăng tuyệt đối so với dư nợ kỳ gốc.

a2. Tăng trưởng số lượng khách hàng của hoạt động tín dụng bán lẻ

Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ tăng trưởng số lượng khách hàng tín dụng bán lẻ có quan hệ vay vốn với ngân hàng qua các thời kỳ.

Tăng trưởng số lượng khách hàng vừa là một phương thức để tăng dư nợ vừa đáp ứng yêu cầu cạnh tranh.

Chỉ tiêu này cũng được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Mức tăng tuyệt đối và tốc độ tăng.

Đối tượng phục vụ chủ yếu của tín dụng bán lẻ là các cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nên số lượt khách hàng tham gia giao dịch cũng như doanh số giao dịch bình quân mỗi ngày rất lớn. Để khách hàng này gắn bó lâu dài với ngân hàng, đồng thời thu hút thêm được khách hàng mới thì yêu cầu đầu tiên đặt ra là dịch vụ của ngân hàng phải hoàn hảo, có nhiều tiện ích, thoả mãn nhiều mong muốn của khách hàng. Các NHTM đã sử dụng một số tiêu chí để đánh giá sự thoả mãn, hài lòng về chất lượng dịch vụ bán lẻ của khách hàng như:

+ Số lượng khách hàng từ bỏ ngân hàng: Khi khách hàng đến tham gia giao dịch lần đầu thì họ tiếp tục đến giao dịch các lần tiếp theo và gắn bó lâu dài với ngân hàng.

+ Số lượng khách hàng mới: Luôn có sự gia tăng theo kỳ (tháng, quý, …). + Thời gian xử lý các giao dịch nhanh chóng, chính xác và hệ thống giao dịch tự động hoạt động phục vụ 24/24.

+ Hạn chế các ý kiến phàn nàn, khiếu kiện, khiếu nại của khách hàng, gia tăng những đóng góp chân thành để ngân hàng nâng cao chất lượng phục vụ từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ.

a3. Mức tăng dư nợ cho vay bình quân trên một khách hàng tín dụng bán lẻ

Mức tăng dư nợ bình quân đánh giá việc phát triển tín dụng bán lẻ của Ngân hàng bằng phương thức phát triển theo chiều sâu. Tăng dư nợ bình quân sẽ dẫn đến tăng dư nợ cho vay bán lẻ nói chung. Tuy nhiên, việc tăng dư nợ bình quân trên một khách hàng đòi hỏi ngân hàng phải hoàn thiện chính sách khách hàng, áp dụng các chính sách tín dụng hợp lý để tăng mức vay của từng khách hàng.

b. Mức độ tăng trưởng của thị phần tín dụng bán lẻ trên thị trường mục tiêu

- Thị phần dư nợ TDBL của Ngân hàng là tỷ trọng dư nợ TDBL của ngân hàng đó so với tổng dư nợ TDBL của các ngân hàng khác trên cùng địa bàn (thị trường mục tiêu).

- Mức tăng trưởng thị phần đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong hoạt động TDBL trên thị trường mục tiêu.

c. Cơ cấu của hoạt động tín dụng bán lẻ

Cơ cấu cho vay phản ảnh tương quan về tỷ trọng của từng bộ phận dư nợ trong tổng thể dư nợ cho vay tín dụng bán lẻ xét theo từng tiêu chí phân loại khác nhau.

Phân loại cho vay là việc sắp xếp các khoản cho vay theo từng nhóm dựa trên một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay có cơ sở khoa học là tiền đề để thiết lập các quy trình cho vay thích hợp và nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro cho vay.

Các cách phân loại được sử dụng phổ biến trong TDBL bao gồm:  Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo mục đích sử dụng vốn vay

Trên cơ sở các hình thức cấp tín dụng cơ bản, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các ngân hàng thương mại hiện nay không ngừng nghiên cứu và đưa ra rất nhiều sản phẩm mới, để có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng nâng cao của khách hàng. Các sản phẩm được thiết kế trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng, căn cứ theo mục đích sử dụng vốn vay, một số sản phẩm phổ biến hiện nay gồm:

- Cho vay vốn sản xuất kinh doanh: là sản phẩm tín dụng ngắn hạn nhằm đáp ứng vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước mua vật tư, hàng hóa, chi phí nhân công, nhiên liệu, nộp thuế,…; xuất nhập khẩu nguyên vật

liệu, hàng hoá,…; thong thường thong qua hình thức cho vay theo hạn mức tín dụng hoặc theo món.

- Cho vay mua sắm đầu tư tài sản cố định: là sản phẩm tín dụng trung dài hạn nhằm bổ sung vốn đầu tư mới hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng,…

- Cho vay kinh doanh chứng khoán: là sản phẩm cho nhà đầu tư vay bằng đồng Việt Nam để kinh doanh chứng khoán và ứng trước tiền bán chứng khoán đã được khớp lệnh công ty chứng khoán.

- Cho vay tiêu dung cá nhân: là sản phẩm nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, đây là nguồn tài chính quan trọng để trang trải các nhu cầu sinh hoạt gia đình, mua sắm đồ dùng, chi tiêu cho y tế, giáo dục, du lịch,…

- Cho vay du học: là sản phẩm nhằm cung cấp tài chính để hỗ trợ các du học sinh tham dự các khoá đại học, sau đại học của nước ngoài.

- Cho vay học phí: thong thường là sản phẩm cho vay tín chấp dưới hình thức trả định kỳ nhằm hỗ trợ người vay có đủ khả năng chi trả học phí khi bản than người vay hoặc than nhân của người vay theo học các khóa học tại Việt Nam. - Cho vay mua nhà/đất để ở: là sản phẩm dành cho các khách hàng cá nhân vay vốn để thực hiện việc xây, mua, sửa nhà, chuyển quyền thuê lại nhà của Nhà nước, chuyển quyền sử dụng đất…

- Cho vay mua ô tô: khách hàng vay vốn để có thể sở hữu và sử dụng một chiếc ôtô mới, đẹp, hiện đại phục vụ nhu cầu tiêu dung hoặc kinh doanh.

Ngoài ra, còn có các sản phẩm mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng như: Cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ có giá, thấu chi tài khoản tiền gửi….

Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo đối tượng cấp tín dụng

- Cho vay cá nhân; - Cho vay hộ gia đình;

­ Cho vay hợp tác xã.

Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo kỳ hạn

-Cho vay ngắn hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm trở xuống.

-Cho vay trung hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm.

-Cho vay dài hạn: Là các khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm. Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo phương thức cho vay

Theo phương thức cho vay thì cho vay tín dụng bán lẻ có các hình thức như : Thấu chi, cho vay trực tiếp, cho vay trả góp, cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức và cho vay gián tiếp.

Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo hình thức đảm bảo

-Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: Khoản vay phải có tài sản đảm bảo. -Cho vay không có đảm bảo bằng tài sản: Khoản vay tín chấp.

Cơ cấu tín dụng bán lẻ theo loại tiền tệ

-Cho vay bằng đồng nội tệ (VND) -Cho vay bằng đồng ngoại tệ

Mỗi cách phân loại ở trên hình thành một cách xem xét cơ cấu cho vay tương ứng. Quá trình phát triển tín dụng bán lẻ cũng đồng thời là quá trình hoàn thiện cơ cấu cho vay theo hướng ngày càng hợp lý hơn và ngày càng đa dạng hơn.

d. Chất lượng của dịch vụ TDBL

Chất lượng dịch vụ TDBL của ngân hàng thể hiện thông qua sự hài lòng và thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, chính sách chăm sóc khách hàng và sự tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng. Khi đã xác định rõ mục tiêu TDBL, các ngân hàng cần phải nâng cao

chất lượng dịch vụ TDBL để duy trì khách hàng cũ, phát triển thêm khách hàng mới nhằm đạt được mục tiêu TDBL của mình.

e. Kiểm soát rủi ro tín dụng bán lẻ

Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt chất lượng của quá trình phát triển tín dụng bán lẻ theo, thể hiện ở chỉ tiêu nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay tín dụng bán lẻ trên tổng dư nợ bình quân cho vay tín dụng bán lẻ.

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo thông tư 02/2013/TT – NHNN ban hành ngày 21/01/2013 về phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các khoản nợ, bao gồm tài sản có phân loại nợ, các khoản nợ của ngân hàng được chia thành 5 nhóm như sau:

-Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn). -Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

-Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) -Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

-Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

Sau khi tiến hành phân loại nợ, ngân hàng cần trích lập dự phòng cụ thể với tỷ lệ như sau:

-Nhóm 1: 0% -Nhóm 2: 5% -Nhóm 3: 20% -Nhóm 4: 50% -Nhóm 5: 100% Mức trích lập dự phòng cụ thể:

Trong đó:

R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng. Ri: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i, với công thức:

Với:

Ai: Số dư nợ gốc thứ i.

Ci: giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là tài sản bảo đảm) của khoản nợ thứ i.

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm được quy định. Trường hợp Ai > Ci: Ri = 0.

Ngoài ra, ngân hàng còn phải trích lập dự phòng chung với dư nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 với tỷ lệ 0,75%

Đối với các mục tiêu kiểm soát, ta sử dụng các chỉ tiêu đánh giá rủi ro cho vay, trong đó chủ yếu là chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ.

Mức độ kiểm soát rủi ro tín dụng được đánh giá qua các tiêu chí chủ yếu: - Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 -5/tổng dư nợ

- Sự biến động trong cơ cấu nhóm nợ phân theo mức độ rủi ro - Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

- Tỷ lệ trích lập dự phòng - Tỷ lệ xóa nợ ròng.

f. Mức tăng trưởng thu nhập tín dụng bán lẻ

Thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ là tổng số tiền lãi và các khoản phí từ hoạt động tín dụng bán lẻ theo của ngân hàng chưa tính trừ chi phí.

Mức tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ là mức tăng của thu nhập cho vay qua thời gian. Chỉ tiêu này có thể tính bằng số tuyệt đối thể

hiện thành mức tăng của tổng thu nhập của kỳ so sánh so với kỳ gốc hoặc số tương đối dưới dạng tốc độ tăng của thu nhập tín dụng bán lẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk (full) (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)