Các giải pháp đảm bảo khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk (full) (Trang 95)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7.Các giải pháp đảm bảo khác

Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của dịch vụ tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh

Quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ về kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng bán hàng, đạo đức nghề nghiệp nhằm xây dựng đội ngũ bán lẻ chuyên nghiệp, năng động, đem lại hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, tuyển dụng cán bộ công khai, minh bạch, có năng lực, có cơ chế khuyến khích, khen thưởng để tạo động lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Kết hợp với các chi nhánh lân cận để luân chuyển, tăng cường, đào tạo cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực trong những thời điểm thiếu hụt trong ngắn hạn.

Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích đội ngũ nhân viên không ngừng trau dồi, phát triển trình độ và kĩ năng của bản than nhằm đáp ứng tốt cho yêu cầu ngày càng cao của công việc, mang lại sự hài lòng cho khách hàng.

Tăng cường tổ chức các chương trình đào tạo về công tác tín dụng bán lẻ tập trung tại địa bàn để gia tăng số lượng cán bộ tham gia; tối ưu hóa chương trình đào tạo với yêu cầu:

+ Những cán bộ quản lý và hoạch định chính sách đòi hỏi phải có kiến thức về đánh giá năng lực tài chính cá nhân, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết về văn hoá, xã hội, pháp luật và nắm bắt được các thông tin về phát triển công nghệ, nắm bắt được những nhu cầu thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng.

+ Các cán bộ giao dịch trực tiếp với khách hàng ngoài trình độ nghiệp vụ phải có kỹ năng giao tiếp và tiếp thị tốt, có hiểu biết xã hội, đòi hỏi độ nhạy bén cao trong việc thuyết phục khách hàng cá nhân “mua hàng”. Trong con mắt của khách hàng họ chính là “bộ mặt” của ngân hàng, đội ngũ nhân viên tốt sẽ gây được niềm tin đối với khách hàng. Đặc biệt ngân hàng kinh doanh dựa trên niềm tin của khách hàng đối với mình.

Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của khách hàng, đòi hỏi nguồn nhân lực của Ngân hàng phải nắm bắt nhanh mọi vấn đề về nghiệp vụ, khéo léo trong giao tiếp, có khả năng ứng xử tốt đối với các đối tượng khách hàng. Cần quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực, phân công

công việc hợp lý theo khả năng, năng lực của cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và tăng lợi thế cạnh tranh cho các Ngân hàng. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng, trình độ cán bộ quan hệ khách hàng và thẩm định cũng quyết định đến chất lượng tín dụng. Cán bộ giỏi, nhanh nhạy, có khả năng phân tích, đánh giá khách hàng và dự án tốt thì sẽ hạn chế được các khoản nợ xấu phát sinh. Do đó, hoàn thiện công tác tổ chức cán bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trở thành vấn đề cấp thiết cho tất cả các NHTM trong giai đoạn hiện nay.

Khai thác và phát triển ứng dụng CNTT vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ tín dụng bán lẻ đến khách hàng.

Trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại cho cho các bộ phận trực tiếp giao dịch với khách hàng như máy tính có tốc độ cao, xây dựng được phần mềm khai thác thông tin khách hàng, phân đoạn khách hàng, hỗ trợ in toàn bộ chứng từ cho khách hàng... Đồng thời tạo điều kiện và phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử theo hướng xử lý giao dịch tự động. Nghiên cứu, triển khai các dịch vụ tiện ích khác nhằm đa dạng hóa việc cung ứng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk (full) (Trang 95)