Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk (full) (Trang 81)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.5.3.Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân bên ngoài

+ Môi trường kinh tế- xã hội và môi trường công nghệ

Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn vẫn còn ở mức thấp so với các đô thị khác do người dân chưa có thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Các hoạt động giao dịch sử dụng tiền mặt.

Nhu cầu vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn là rất lớn nhưng lượng tiền nhàn rỗi ít gây khó khăn về mặt xoay vòng vốn để đảm bảo cho các hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Kinh tế trên địa bàn phần lớn phụ thuộc vào lĩnh vực nông nghiệp, nhiều rủi ro, chịu nhiều ảnh hưởng bởi thời tiết, hạn hán, mất mùa xảy ra thường xuyên, giá cả các mặt hàng nông sản biến động thất thường... gây ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của người dân. Sự tăng trưởng ổn định của dịch vụ ngân hàng theo đó cũng bị ảnh hưởng.

Khách hàng của ngân hàng tập trung chủ yếu là ở khu vực nông thôn chưa có thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ công nghệ mới, hơn nữa hạ tầng viễn thông ở khu vực này chưa tốt dẫn đến tình trạng nghẽn mạch cục bộ, quá tải đường truyền ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

+ Môi trường pháp lý

Về hoạt động tín dụng, ngân hàng cũng đã có hướng phát triển một số dịch vụ tín dụng tiêu dùng. Theo quy định về đảm bảo tiền vay thì khách hàng

vay vốn tại ngân hàng phải thế chấp tài sản có nguồn gốc xác định. Đối với các tài sản đất đai, nhà ở, Nhà nước đang tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên nhiều khi giấy tờ thế chấp không đầy đủ. Các loại tài sản khác cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xác định nguồn gốc hoặc thủ tục công chứng rườm rà, mất nhiều thời gian cho khách hàng và ngân hàng.

+ Những nguyên nhân thuộc về đối tượng tín dụng bán lẻ

- Trình độ dân trí còn thấp, thói quen cất giữ và sử dụng tiền mặt ăn sâu bám rễ vào các tầng lớp dân cư khiến cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại khó lòng thâm nhập vào đời sống người dân. Tâm lý e sợ cái mới, ngại thay đổi thói quen chi tiêu do trình độ nhận thức còn thấp và chưa được tiếp xúc nhiều với dịch vụ ngân hàng hiện đại.

- Một số hộ dân có tài sản nhưng chưa được cấp giấy tờ hợp pháp; mặc dù tình hình hoạt động kinh doanh rất tốt, có phương án kinh doanh khả thi, từ đó dẫn đến hạn mức tín dụng được cấp thấp, không đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng dư nợ cũng như tăng trưởng khách hàng.

- Trình độ về kỷ năng canh tác cũng như quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ dân chưa cao.

- Việc tuân thủ các điều khoản, quy định trong hoạt động tín dụng chưa cao.

+ Sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác

Ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và các ngân hàng tư nhân tham gia vào thị trường, làm cho sự cạnh tranh của ngân hàng ngày càng trở nên quyết liệt. Mặt khác, trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tín dụng bán lẻ thì BIDV không phải là ngân hàng đi đầu và sớm phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ, điều này cũng gây khó khăn cho ngân hàng rất nhiều vì thiếu một nền tảng để mở rộng và thâm nhập vào thị trường bán lẻ.

b. Những nguyên nhân thuộc về Chi nhánh

- Đội ngủ cán bộ còn thiếu chi nhánh còn e ngại trong việc cấp tín dụng cho các đối tượng nhỏ lẻ.

- Trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay, vẫn còn mang tính chất hợp lý hoá, thủ tục còn kéo dài, rườm rà, còn có quá nhiều giấy tờ, mẫu biểu không cần thiết. Điều này vừa gây lãng phí, vừa làm mất thời gian không cần thiết của cả hai bên nên việc mở rộng tín dụng cũng gặp khó khan.

- Do hạn chế về trình độ và tinh thần trách nhiệm chưa cao của đội ngũ cán bộ nhân viên. Với tốc độ phát triển của kinh tế, khoa học kỹ thuật như hiện nay thì trình độ của nhân viên trong các doanh nghiệp là thực sự cần thiết cho sự phát triển. Ở Ngân hàng cũng vậy, mặc dù là những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm, nhưng trình độ ở mức cao còn hạn chế. Thêm vào đó là tinh thần trách nhiệm chưa cao dẫn đến tình trạng khi thẩm định, lựa chọn khách hàng để cho vay, quá trình kiểm tra việc sử dụng vốn vay chưa chặt chẽ, nghiêm túc, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng không chuẩn xác, dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, có biểu hiện lừa đảo đã không phát hiện kịp thời để xử lý.

- Ngân hàng chưa thực sự quan tâm đúng mức tới hoạt động Marketing ngân hàng tới các đối tượng này, đặc biệt là chiến lược khách hàng. Đó là nguyên nhân cơ bản trong việc có ít khách hàng đặt quan hệ tín dụng với Chi nhánh. Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng tăng cường mở rộng kinh doanh để cạnh tranh với ngân hàng khác bằng việc đa dạng hoá các hình thức cho vay, đáp ứng một cách cao nhất nhu cầu của khách hàng từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện đến thái độ phục vụ tận tình chu đáo,… điều đó cũng gây áp lực cho Chi nhánh.

- Chi nhánh chưa xây dựng được cơ chế khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm bán chéo các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng (dịch vụ tài khoản, tiền gửi, thanh toán trong nước và quốc tế,...). Một số ngân hàng thương mại cổ phần, trên cơ sở đánh giá được mức độ sử dụng sản phẩm dịch vụ, xây dựng chính sách giá ưu đãi, các chính sách chăm sóc thường xuyên và định kỳ nhằm khuyến khích khách hàng không ngừng gia tang doanh số mua hàng hoặc giới thiệu khách hàng khác mua hàng.

- Chi nhánh cũng chưa có bộ phận dịch vụ hỗ trợ khách hàng (Call Center) để giải đáp nhanh các thắc mắc, kiến nghị của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, mặc dù các sản phẩm bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng đã được triển khai nhiều, trên phạm vi rộng như các sản phẩm thẻ, các sản phẩm ngân hàng điện tử,...

- Kênh phân phối chưa đa dạng: Chi nhánh hiện nay có hệ thống mạng lưới lớn thứ hai sau Agribank, với trên 1 chi nhánh cấp 1 và trên 2 phòng giao dịch, phân bố trên các huyện thuộc phía bắc tỉnh ĐăkLăk. Các hoạt động cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng chủ yếu thực hiện qua hệ thống mạng lưới truyền thống. Các kênh phân phối khác của Chi nhánh hạn chế. Mặc dù, Chi nhánh hiện đã phát triển hệ thống ATM với trên 6 máy và chưa có điểm chấp nhận thẻ POS, nhưng các dịch vụ thẻ của Chi nhánh hiện nay chưa phát triển, do các tính năng thẻ của các dòng thẻ Chi nhánh hạn chế: chưa có chức năng thanh toán hoá đơn, chuyển khoản ngoài hệ thống, nộp tiền mặt,... Các dịch vụ ngân hàng điện tử Internet­banking, Mobile­banking,… đang ở giai đoạn mới triển khai, thâm nhập thị trường, chưa đáp ứng yêu cầu.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cũng chưa tận dụng được hệ thống mạng lưới truyền thống rộng khắp để phát triển các kênh phân phối hiện đại: ATM, POS, E-banking phủ kín toàn địa bàn phía bắc tỉnh ĐăkLăk.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI BIDV CHI NHÁNH BẮC ĐĂK LĂK

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hoạt động kinh doanh tín dụng bán lẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Bắc Đăk Lăk (full) (Trang 81)