Một số khái niệm và công thức khác

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ hàng hóa và phân tích tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 38)

2.1.4.1. Khái niệm về doanh thu

Doanh thu (DT) bán hàng là khoản mà một công ty mong muốn có được khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng phản ánh sốtiền mà công ty được hưởng từviệc bán sản phẩm. Doanh thu thường được

TK 632 (3) TK 911 (1) TK 511,512 TK 641, 642 (4) TK 811, 635 (5) TK 821 (6) TK 421 (8) (7) TK 711, 515 (2)

26

đo lường là số tiền nhận được hoặc sẽ nhận được từ khách hàng cho hàng hay dịch vụ đã cung cấp. Doanh thu thường được ghi chép tại thời điểm hàng đã giao cho khách hàng. [5, tr33]

Doanh thu và thu nhập khác: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh tế thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản góp vốn của cổđổng hoặc chủ sở hữu.[5,tr135]

2.1.4.2. Khái niệm về lợi nhuận

Trong mỗi thời kỳ khác nhau người ta có những khái niệm khác nhau, từ đó có những cách tính khác nhau về lợi nhuận. Ngày nay, lợi nhuận được hiểu theo một cách đơn giản là khoản tiền dôi ra giữa doanh thu và tổng chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ mọi chi phí cho hoạt động đó.

Các bộ phận cấu thành lợi nhuận:

- Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: Là số chênh lệch giữa doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và các khoản giảm trừ doanh thu.

- Lợi nhuận hoạt động tài chính: Là số thu lớn hơn số chi của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động: cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán ngắn hạn, dài hạn, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gởi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lợi nhuận tham gia góp vốn liên doanh, ….

- Lợi nhuận hoạt động khác: là những khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính được trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc những khoản thu không mang tính chất thường xuyên. Những khoản lợi nhuận này có thể do nguyên nhân chủ quan hay khách quan.

2.1.4.3 Một số chỉ tiêu về lợi nhuận

Lợi nhuận là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, là một dữ liệu tổng hợp đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh. Do thuế suất qua các năm không ổn định nên việc phân tích dựa trên các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế

a)Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

27

b)Tổng mức lợi nhuận

Đây là mức chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh lên kết quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp, nói lên quy mô kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tổng mức lợi nhuận của Doanh nghiệp bao gồm từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.

LN trước thuế = LNThuần + LNtc +LNbt Trong đó:

LNThuần: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh; LNtc: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính; LNbt: Lợi nhuận bất thường.

LNthuần= DTthuần– GVHB - CPBH – CPQLDN Trong đó:

DTthuần: Doanh thu thuần; GVHB: Giá vốn hàng bán; CPBH: Chi phí bán hàng ;

CPQLDN: Chi phí quản lý doanh nghiệp.

c)Tỉ suất lợi nhuận

+ Tỉ suất lợi nhuận: là chỉ tiêu tương đối phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động của doanh nghiệp. Pln= 100   DT LN % Pln: Tỉ suất lợi nhuận

+ Tỉ suất lãi gộp PLG= 100%      DT LG PLG: Tỉ suất lãi gộp

Ý nghĩa: 100 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiều đồng lợi nhuận

2.1.4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận dựa vào các chỉ tiêu tuyệt đối và các chỉ tiêu tương đối.

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Chỉ tiêu tuyệt đối

Ta có công thức:

LN = DT – GVHB – CPBH – CPQLDN LN = LG – (CPBH + CPQLDN)

Dựa vào công thức trên ta thấy lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố: (i) Doanh thu bán hàng (trong đó có khối lượng và giá bán hàng hoá, dịch vụ); (ii) Giá vốn hàng bán; (iii) Chi phí bán hàng; (iv) Chi phí quản lý doanh nghiệp và (v) Thuế.

Nếu lợi nhuận cũng chịu ảnh hưởng bởi nhân tố lãi gộp và các nhân tố ảnh hưởng đến lãi gộp cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, nếu công ty sản xuất nhiều loại sản phẩm với những giá bán khác nhau thì yếu tố kết cấu hàng hoá tiêu thụ sẽ ảnh hưởng đến doanh thu nên tất yếu cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ năm 2010-2012, 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 do phòng kế toán, phòng kinh doanh cung cấp.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán.

+So sánh tuyệt đối: Dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở.

∆y = y1 – y0

∆y: Là phần chênh lệch tăng giảm giữa 2 kỳ; y1: Là chỉ tiêu năm sau ;

y0:Là chỉ tiêu năm trước.`

+ So sánh tương đối: Là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

29

∆y =

∆y: Tốc độ tăng trưởng kỳ sau so với kỳ trước ; y1: Giá trị năm sau ;

y0: Giá trị năm trước.

2.2.3.2. Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Gồm 3 bước:

- Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so kỳ gốc.

Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là kỳ gốc. Đối tượng phân tích là:

Q = Q1 - Q0

- Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định từ nhân tố lượng đến nhân tố chất.

Giả sử có 4 nhân tố a, b, c, d có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Nhân tố a phản ánh về lượng và tuần tự nhân tố d phản ánh về chất.

Kỳ phân tích: Q1 = a1xb1xc1xd1 Kỳ gốc: Q0 = a0xb0xc0xd0

- Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.

o Lần 1: a1 x b0 x c0 x d0

o Lần 2: a1 x b1 x c0 x d0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

o Lần 3: a1 x b1 x c1 x d0

o Lần 4: a1 x b1 x c1 x d1

Thay thế cuối cùng chính là nhân tố ở kỳ ở kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc.

- Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần trước. Tổng đại số các nhân tố được xác định bằng đối tượng phâ tích Q:

y =

(y1 – yo)

30 Xác định mức độ ảnh hưởng Mức ảnh hưởng nhân tố a: a = a1b0c0d0 – a0b0c0d0 Mức ảnh hưởng nhân tố b: b = a1b1c0d0 – a1b0c0d0 Mức ảnh hưởng nhân tố c: c = a1b1c1d0 – a1b1c0d0 Mức ảnh hưởng nhân tố d: d = a1b1c1d1 – a1b1c1d0 a + b + c + d= a1b1c1d1 – a0b0c0d0 Q = Q1 – Q0 2.2.3.3. Phương pháp kế toán - Phương pháp chứng từ kế toán:

 Chứng từ kế toán: Là phương pháp thông tin và kiểm tra sự hình thành các nghiệp vụ kinh tế.

 Để phản ánh và có thể kiểm chứng được các nghiệp vụ kinh tế, kế toán có một phương pháp là: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều phải lập các chứng từ là giấy tờ hoặc vật chứa đựng thông tin, làm bằng chứng xác nhận sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế.

 Phương pháp này nhằm sao chụp nguyên tình trạng và sự vận động của các đối tượng kế toán, được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian, địa điểm phát sinh vào các bản chứng từ kế toán

 Đây là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản và xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế pháp lý thuộc đối tượng hạch toán kế toán, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phương pháp đối ứng tài khoản:

 Phương pháp kế toán ghi sổ kép sẽ phân loại giao dịch trên sổ sách theo từng loại: Tài sản, nợ, tiền vốn, lãi, chi phí, sau đó sẽ sắp xếp giao dịch theo phương pháp phân loại. Bằngphương pháp phân loạiđó, một giao dịch sẽ được chia ra thành 2 mặt: Nguyên nhân và kết quả. Phân loại có thể kiểm chứng được tính chính xác của ghi chép do cùng một số tiền được ghi vào đồng thời cả 2 mặtđó. Nếu thống kê giao dịch trong một thời gian nhấtđịnh, ta có thể thống kê tính toán đồng thời cả tài sản và lỗ lãi. Nếu thống kê tính toán tài sản, ta sẽ lập ra bảng cân đối kế toán, nếu thống kê tính toán lỗ lãi, ta sẽ lập ra Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Phương pháp kế toán ghi sổ kép cung cấp những tài liệu cơ bảnđể lập ra Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nó cũng là phương pháp để người kinh doanh

31

công bố cho các bên có liên quan xác địnhđược doanh thu được là bao nhiêu và có bao nhiêu tài sản.

 Nguyên tắcđịnh khoảnnhư sau:

1. Tăng tài sảnđược ghi Nợ trên các tài khoản tài sản và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoảnđốiứng có liên quan; Như vậy, giảm tài sảnđược ghi vào bên Có của tài khoản tài sản và đồng thời ghi vào bên Nợ của các tài khoảnđốiứng có liên quan.

2. Tăng về nợ phải trả và vốn chủ sở hữuđược ghi vào bên Có trên các tài khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoảnđốiứng có liên quan; Như vậy, sự giảm giá trị của chúng được ghi bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoảnđốiứng có liên quan.

3. Vốn chủ sở hữuđầutư vào Doanh nghiệpđược ghi Có vào vốn chủ sở hữu

4. Vốn do chủ sở hữu xuất ra, làm giảm vốn trong kinh doanh, nên ghi Nợ vào vốn chủ sở hữu.

5. Thu nhập làm tăng vốn chủ sở hữu, nên ghi vào bên Có tài khoản thu nhập phù hợp với từng loại thu nhập và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoảnđốiứng liên quan; Thu nhập giảm (kết chuyển thu nhập hoặc phân phối cho các quỹ) ghi vào bên Nợ tài khoản thu nhập và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoảnđốiứng có liên quan.

6. Chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu chi phí phù hợp với ghi vào bên Có tài khoản chi phí và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoảnđốiứng có liên quan.

32 CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ

3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CP NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ

3.1.1. Lịch sử hình thành và lĩnh vực hoạt động của công ty

3.1.1.1 Sơ lược về quá trình thành lập và phát triển công ty

 Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ.

Tên tiếng anh: CanTho Agricultural Product And Foodtuff Export Company

 Tên viết tắt: MEKONIMEXCLNS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Trụ sở chính: 152-154 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, QUận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

 Điện thoại: 0710.835543 – 0710.835544.  Fax: 0710.832060.

- Tiền thân của công ty Nông sản thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ là công ty hợp danh sản xuất chế biến hàng Xuất nhập khẩu Hậu Giang (năm 1980) đến 05/06/1983 chuyển thành doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Công ty sản xuất chế biến hàng xuất nhập khẩu; ngày 04/06/1986 đổi tên thành công ty Nông sản thực phẩm Xuất khẩu Hậu Giang. Đến ngày 12/01/2004 công ty chính thức lấy tên Công ty Cổ phần Nông sản thực phảm xuất khẩu TP. Cần Thơ như hiện nay.

- Trong giai đoạn đầu, công ty đã gặp không ít khó khăn. Một phần do mới chuyển sang hình thức quốc doanh nên bộ máy quản lý còn yếu kém, một phần do chính sách kinh tế của Nhà nước làm cho việc thu mua và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Đến 1986, nền kinh tế thị trường phát triển, công ty đã nắm bắt cơ hội, từng bước nâng cao chất lượng cũng như sản lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.

- Năm 1988, luật đầu tư nước ngoài ra đời. Công ty liên doanh với nước ngoài thành lập các xí nghiệp liên doanh gồm có: Xí nghiệp da Meko, xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc Meko, xí nghiệp may mặc Meko, xí nghiệp

33

lông vũ Meko, xí nghiệp gia cầm Meko, xí nghiệp liên doanh thuốc LS Vinasa.

- Ngày 28/11/1992, theo quyết định số 1374/QĐ UBTP về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước, kèm theo nghị định số 338/HĐBT ngày

02/11/1992 của Bộ trưởng bộ thương mại công nhận công ty là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBNN TP Cần Thơ, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh, hạch toán độc lập có con dấu riêng, có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp.

- Năm 1997 sáp nhập với xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Cần Thơ và xí nghiệp thuộc da Tây Đô. Năm 1998 công ty là thành viên trong Liên doanh dầu khí Mekong, Mekong Gas. Ngày 01/10/1998 tham gia góp vốn hình thành công ty liên doanh giày da Tây Đô.

- Tháng 06/2010, công ty đã hoàn tất việc cổ phần hóa, tạo điều kiện cho công ty chủ động hơn trong hoạt động kinh koanh.

3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

- Xuất khẩu: Nông sản, lương thực thực phẩm và rau quả chế biến, nhưng mặt hàng chủ lực là gạo, tấm, nếp;

- Xay xát và chế biến gạo;

- Chế biến thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, gia súc, gia cầm; - Đầu tư tài chính và dịch vụ cho thuê kho;

- Làm đại lý ký gửi hàng hóa xuất nhập khẩu; - Sản xuất kinh doanh bao bì carton và giấy seo.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của từng phòng ban

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

34

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần NSXK Cần Thơ

3.1.2.2. Chức năng của từng phòng ban

- Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

- Hội đồng quản trị: HĐQT có 5 người, là cơ quan quản lý công ty do ĐHĐCĐ bầu ra, toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có nhiệm vụ giám sát giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong công ty. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ hàng hóa và phân tích tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 38)