CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM CHI PHÍ VÀ TĂNG LỢI NHUẬN CHO

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ hàng hóa và phân tích tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 137)

NHUẬN CHO CÔNG TY

Qua quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tại Công ty, ta thấy được ở Công ty có các mặt hàng kinh doanh chủ lực là gạo 15%, gạo 25%, gạo 5% còn gạo thơm là mặt hàng tiềm năng và có các mặt hàng thứ yếu như cám, tấm các loại. Ba mặt hàng gạo 15%, gạo 25%, gạo 5% đều đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là gạo 15%, kế đến gạo 25% và gạo 5%. Tuy các mặt hàng gạo mang đến lợi nhuận cao nhưng vẫn gặp khó khăn ở nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ nên Công ty cần tăng mạnh hơn doanh số bán ra của các mặt hàng này. Mặt dù đẩy mạnh doanh số bán ra, nhưng để lợi nhuận cao là một điều càng khó hơn đòi hỏi Công ty phải xem xét và quản lý chặt chẽ. Tăng lợi nhuận thì phải tăng doanh thu và giảm chi phí. Trong bài phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, ta biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận từ đó có biện pháp và kế hoạch cụ thể trong ngắn hạn và trong dài hạn để nâng cao lợi nhuận cho Công ty.

5.2.1. Tăng doanh số bán

Dựa vào quá trình phân tích, tôi có một số giải pháp để đẩy mạnh doanh số bán như sau:

+ Tăng khối lượng bán bằng cách mở rộng thị trường tiêu thụ, bên cạnh những thị trường truyền thống như: Philippines. Indonesia, Malaysia và Singapore chiếm tỷ lệ từ 74% đến 95% tổng số lượng xuất và Châu Phi chiếm từ 5% đến 26%. Công ty Nông sản Thực phẩm xuất khẩu TP. Cần Thơ đã giữ được khách hàng truyền thống ở thịtrường Malaysia, Hongkong trong nhiều năm qua, họ thường mua gạo chất lượng trung bình (15% tấm ) rất ổn định. Bên cạnh đó, tăng cường tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước.

+ Tăng cường quảng cáo, quảng bá thương hiệu sản phẩm Công ty, thông qua các kỳ hội chợ và xúc tiến thương mại. Giữ vững được chất lượng sản phẩm thông qua việc thu mua nguyên liệu sạch và chất lượng đồng bộ để tạo niềm tin cho khách hàng từ đó có thể làm tăng khối lượng sản phẩm bán ra, làm tăng doanh số bán…

+ Tăng doanh số bán là một điều khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Biện pháp này xem ra khó thực hiện do sự cạnh tranh giữa các Công ty xuất khẩu lương thực trong nước đều muốn giảm giá bán để được khối lượng bán ra nhiều hơn. Do đó, cần đa dạng hoá thị phần trong và ngoài nước tạo lợi thế riêng giữ vững được giá và tăng doanh thu.

125

+ Tăng doanh thu qua nhu cầu của khách hàng: việc xác định đúng nhu cầu của người tiêu dùng là biện pháp phát triển của công ty. Công ty cần quan tâm hách hàng ưa thích những mặt hàng nào của công ty cung cấp, tập trung theo dõi những loại gạo bán chạy nhất, xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sảm phẩm đó.

Qua các vấn đề nêu trên ta thấy, Công ty cần tăng cường đầu tư vào mặt hàng chủ lực hiện nay vì tỷ suất lợi nhuận có chiều hướng giảm và gạo thơm là mặt hàng đem lại lợi nhuận khá cao, Công ty nên tìm kiếm thêm thị trường cho mặt hàng tiềm năng này. Như vậy, muốn làm được đều này Công ty phải kết hợp chặt chẽ giữa giá bán và khối lượng bán, cơ cấu các mặt hàng ở từng thị trường để đem lại lợi nhuận cao nhất..

5.2.2 Giảm chi phí

Trong nền kinh tế hiện nay có nhiều Doanh nghiệp tham gia trong hoạt động chế biến và xuất khẩu gạo, sẽ tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ khâu thu mua nguyên liệu đến việc bán sản phẩm ra thị trường. Để tránh được tình hình giá nguyên liệu tăng cao theo quy luật cung cầu, Công ty nên:

+ Xây dựng mối quan hệ giữa Công ty và người nông dân trồng lúa, hạn chế việc thu mua lúa qua thương lái. Lựa chọn vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm cho người trồng lúa và vừa đảm bảo nguồn nguyên liệu, vừa đảm bảo ổn định giá thị trường nguyên liệu. Tiếp tục duy trì và mở rộng vùng thu mua lúa sang các vùng lân cận để chủ động nguồn nguyên liệu cung ứng cho các đơn đặt hàng.

+ Chi phí vận chuyển cũng là một trong các vấn đề rất đáng quan tâm. Để thu mua lúa trực tiếp từ người nông dân thì việc vận chuyển là khoảng chi phí cần tính toán. Ngoài việc đặt 2 phân xưởng chế biến ở ngay vùng nguyên liệu của tỉnh Cần Thơ nhưng do cơ sở hạ tầng còn hạn chế dẫn đến chi phí vận chuyển vẫn khá cao, do việc xuất khẩu chủ yếu được giao dịch tại cảng Hồ Chí Minh vì thế Công ty cần đầu tư, mua sắm thêm thiết bị vận chuyển để giảm được chi phí trong việc vận chuyển nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng kế hoạch vận chuyển hợp lý để giảm được chi phí.

+ Trong khâu bảo quản, đây cũng là khâu quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm Công ty. Mặc dù, chính sách của Công ty là bán sản phẩm theo đơn hàng, giảm thấp nhất việc bảo quản sản phẩm sau sản xuất tại Công ty và trong quá trình vận chuyển nhanh chóng giao hàng, đưa đến người tiêu dùng trong, ngoài nước vì nó ảnh hưởng đến chấtlượng sản phẩm và cũng làm tăng chi phí. Vì vậy, cần xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể khi nhận được đơn đặt hàng để đảm bảo giao hàng đúng hẹn và giảm thiểu chi phí bán

126

hàng. Bổ sung, nâng cấp các loại máy móc hiện đại cho phân xưởng chế biến để nâng cao chất lượng gạo và giảm chi phí sản xuất.

+ Giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp cũng là một vấn đề mà Công ty cần quan tâm nhiều. Vì cùng với tốc độ tăng của số lượng tiêu thụ thì tốc độ tăng của chi phí bán hàng và chi phí quản lý Doanh nghiệp vẫn tăng nhanh tương với tốc độ tăng doanh thu làm lợi nhuận của Công ty giảm. Bênh cạnh đó, các chi phí khác nào không cần thiết thì nên giảm bớt để hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả cao.

+ Đưa cán bộ đi học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn. Trong khâu sản xuất, khuyến khích công nhân tích cực làm việc, tiết kiệm nguyên liệu.

+ Hiện nay, do là Công ty cổ phần nên đây là điều kiện huy động vốn từ các nhà đầu tư giải quyết được vấn đề khó khăn về vốn. Vì vậy, Công ty đề ra chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư như công khai, minh bạch trong hoạt động, ưu đãi cho các cổ đông….

127 CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Công ty Cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ thành lập từ năm 1986, khoảng thời gian dài để trưởng thành và phát triển. Công ty đã liên tục phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn thử thách và đang từng bước khẳng định mình. Công ty đã có một bề dày thành tích và tạo dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên giàu năng lực, trách nhiệm, nhiệt tình tạo nên thế mạnh cho công ty.

Hiện nay, quy mô sản xuất của công ty bị thu hẹp lại và chỉ còn tập trung kinh doanh gạo các loại. Gạo là mặt hàng có nhiều biến động trên thị trường trong và ngoài nước nên đòi hỏi trình độ quản lý đang dần được hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa và nâng cao hiệu quả tiêu thụ, đảm bảo tính thích nghi với nền kinh tế thị trường đầy biến động và khó khăn.

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tiêu thụ và phân tích tình hình lợi nhuận các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty tôi nhận thấy một số vấn đề sau:

- Công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa của công ty được tổ chức tốt, chứng từ, sổ sách tuân thủ theo các quy định của Bộ tài chính và được sắp xếp lưu trữ cẩn thận có trật tự, nhân viên kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, làm việc có tinh thần trách nhiệm đảm bảo cung cấp thông tin khá kịp thời và chính xác cho ban quản lý. Tuy nhiên cũng còn một số hạn chế trong việc sử dụng phương pháp xuất kho giá thực tế đích danh tuy có hợp lý nhưng tạo áp lực cho nhân viên kế toán, phải giám sát xát sao mới đạt được hiệu quả.

- Về tình hình lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản suất kinh doanh của Công ty. Nhìn chung lợi nhuận của Công ty qua 3 năm tăng nhưng lại giảm vào 6 tháng đầu năm 2013 do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và có thể rút ra một số kết luận về tình hình hoạt động của Công ty.

+ Về doanh thu của Công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013, trong đó có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ các hoạt động khác. Nhưng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn thu cao nhất đóng góp vào tổng doanh thu và từ các mặt hàng gạo 5%, gạo 15%, gạo 25%.

128

+ Về chi phí hoạt động của Công ty qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013, trong đó có giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Trong 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí tăng mà trong đó tăng mạnh là chi phí giá vốn. Chi phí tăng làm cho doanh thu giảm, mặc dù chi phí tăng cao hơn nhưng doanh thu hàng năm của Công ty vẫn tăng là do Công ty đã bán ra với số lượng sản phẩm tăng dần hàng năm.

+ Tình hình lợi nhuận năm 2011 cao hơn năm 2010 và năm 2012 tăng so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình doanh thu và chi phí ảnh hưởng trực tiếp. Năm 2011 số lượng sản phẩm bán ra tăng mạnh so với năm 2010, và Công ty bán với giá cao nên doanh thu cao làm lợi nhuận thu được cao hơn. Năm 2012 số lượng sản phẩm bán ra có tăng đáng kể so với năm 2011 và Công ty phải chi trả cho các khoản chi phí làm cho lợi nhuận Công ty không nhiều.

6.2. KIẾN NGHỊ

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi có một số kiến nghị đến Nhà nước như sau:

- Quan tâm hơn nữa công tác điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường, đề ra các biện pháp tích cực nhằm kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả hàng hóa trong nước.

- Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham gia trong ngành, xử lý nghiêm minh mọi hành vi đầu cơ tích trữ, gian lận thương mại nhằm mục đích vì lợi nhuận.

- Đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nông dân gắn kết trực tiếp để cả nông dân và doanh nghiệp đều có lợi ích.

- Sản xuất kinh doanh lúa gạo là hoạt động diễn ra mạnh tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Người dân chủ yếu mưu sinh bằng nghề trồng lúa nên là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, một bất cập đáng lo ngại là những năm qua sự liên kết giữa Doanh nghiệp và người sản xuất nguyên liệu chưa chặt chẽ. Ngoài ra, thị trường tiêu thụ mặt hàng gạo nước ta đang gặp những khó khăn về vấn đề đầu ra do cạnh tranh với các nước sản xuất tiên tiến trên thế với với chất lượng cao. Chính vì thế gửi đến Nhà nước 1 vài kiến nghị đối để khắc phục tình trạng như trong giai đoạn hiện nay:

 Quy hoạch các vùng nguyên liệu phù hợp với hoàn cảnh tự nhiên và điều kiện kinh tế của địa phương như thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn.

129

Liên kết chặt chẽ giữa người nông dân và các Doanh nghiệp. Tổ chức các lớp huấn luyện và hỗ trợ kỹ thuật cho người trồng lúa. Từ đó, có thể kiểm soát được nguồn cung để đảm bảo về mặt số lượng, đồng thời có thể kiểm soát được chất lượng của nguồn nguyên liệu.

 Quản lý chặt chẽ đối với các hộ sản xuất lúa. Bắt buộc người nuôi chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về bảo vệ môi trường, khuyến khích sử dụng các chế phẩm sinh học một cách hợp lý và khoa học để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu.

130

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Công, 2007. Giáo trình Phân tích kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân

2. Nguyễn Trọng Cơ, Ngô Thế Chi, 2002. Hướng dẫn thực hành kếtoán &

phân tích tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê

3. Phan Đức Dũng, 2006. Kếtoán thương mại, dịch vụvà kinh doanh xuất

nhập khẩu. TP HồChí Minh: Nhà xuất bản đại học quốc gia.

4. Phạm Huy Đoán, 2006. Hướng dẫn thực hành hạch toán kế toán, bài tập và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ. TP. Hồ Chí Minh

5. Vũ Hữu Đức, 2007. Kế toán ngôn ngữ kinh doanh.Trường đại học kinh tế tài chính TP. HồChí Minh.

6. PGS.TS. Nguyễn Năng Phúc, 2007. Phân tích kinh doanh lý thuyết và thực hành. Nhà xuất bản Tài chính

131

PHỤ LỤC: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013

1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 162.410.630 227.246.988,04 307.803.906,80 102.601.302,27 157.294.854,03

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2 0 0,00 0,00 0,00 0,00

3. DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02) 10 162.410.630 227.246.988,04 307.803.906,80 102.601.302,27 157.294.854,03

4. Giá vốn hàng bán 11 154.212.611 211.690.824,50 294.563.666,73 98.187.888,91 148.091.074,81

5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11) 20 8.198.019 15.556.163,54 13.240.240,07 4.413.413,36 9.203.779,22

6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 11.103.577 11.005.124,48 11.917.894,53 3.972.631,51 2.603.754,99

7. CP tài chính 22 2.282.503 2.963.991,78 2.736.324,48 912.108,16 2.531.843,96

Trong đó: CP lãi vay 23 2.019.373 1.818.299,39 2.736.324,48 912.108,16 0,00

8. CP bán hàng 24 3.976.183 5.250.891,67 6.618.093,91 2.206.031,30 3.533.829,36

9. CP quản lý doanh nghiệp 25 4.854.400 4.435.269,80 5.263.326,88 1.754.442,29 2.917.065,82

10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh30=20+(21-22)-(24+25) 30 8.188.510 13.911.134,77 10.540.389,32 3.513.463,11 2.824.795,07

11. Thu nhập khác 31 14.333 1.623.335,48 7.014.322,36 2.338.107,45 519.345,82

12. CP khác 32 51.498 25.749,23 0,00 0,00 10.968,75

13. LN khác (40=31-32) 40 -37.165 1.597.586,26 7.014.322,36 2.338.107,45 508.377,07

14. ∑LN kế toán trước thuế (50=30+40) 50 8.151.345 15.508.721,03 17.554.711,68 5.851.570,56 3.333.172,14

15. CP thuế TNDN hiện hành 51 1.746.063 3.476.944,88 4.027.558,91 1.342.519,64 460.203,12

16. CP thuế TNDN hoãn lại 52 0 0,00 0,00 0,00 0,00

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ hàng hóa và phân tích tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)