Tình hình khối lượng hàng hóa tiêu thụ

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ hàng hóa và phân tích tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 100)

4.2.1.1 Tình hình tiêu thụ theo các nhóm mặt hàng

Khối lượng hàng hoá tiêu thụ là lượng hàng bán ra trong kỳ. Số lượng bán ra càng nhiều lợi nhuận càng cao và ngược lại. Để thấy rõ sự biến động của những nhân tố này ta so sánh chi tiết các mặt hàng qua các năm. Qua bảng 4.5 ta thấy tổng khối lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng lên hàng năm, cụ thể:

+ Gạo thơm trong là mặt hàng công ty bán thị trường từ năm 2012 đến nay. Do là mặt hàng mới nên số lượng tiêu thụ của công ty còn hạn chế chiếm 1 phần rất nhỏ trong tổng số lượng bán ra.

+ Mặt hàng gạo 5% năm 2011 giảm mạnh khoảng 3.421.500 kg so với năm 2010 và tăng vọt thêm 3.254.706 kg vào năm 2012. Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng không cao trong cơ cấu các mặt hàng bán ra chủ lực của công ty như gạo 15% và gạo 25%. Năm 2010 gạo 5% chiếm 24,48% trong tổng số lượng sau đó giảm chỉ còn 2,66% vào năm kế tiếp và tăng nhẹ trở lại (9,75%) trong năm 2012. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013 số lượng tiêu thụ mặt hàng này đạt 1.728.135 kg (tức 15,06%). Do gần đây nhu cầu về gạo chất lượng cao ngày càng nhiều nên mặt hàng này có xu hướng tăng về số lượng.

+ Gạo 15% có xu hướng tăng về số lượng qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các mặt hàng bán ra của công ty trong 3 năm và 6 tháng 2013 vì đây là loại gạo có chất lượng và giá cả trung bình nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Cụ thể là năm 2011 gạo 15% chiếm 50,4% trên tổng số lượng bán ra và trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ này lên tới 82,52%. Năm 2011 mặt hàng này tăng 7.091.820 kg so với năm 2010 và sự tăng này lại tiếp tục ở năm 2012 nhưng số lượng tăng ít hơn chỉ tăng

6.928.380 kg. Đây là loại gạo được bán ra chủ yếu của công ty, vì vậy việc gia tăng hợp đồng tìm kiếm thị trường để tăng số lượng bán ra làm tăng doanh thu hoạt động sản xuất kéo theo lợi nhuận tăng là điều tất yếu. Đây là xu hướng phát triển tốt Công ty cần phát huy hơn nữa.

+ Gạo 25% chiếm tỷ trọng khá cao trong năm 2010 và 2011 lần lượt là 25,07% và 29,23%. Về mặt số lượng năm 2011 tăng 2.481.050 kg so với năm 2010, nhưng đến năm 2012 lại giảm 5.458.611 kg so với năm 2011. Do đời sống được nâng cao nên mặt hàng có chất lượng thấp xuất bán giảm rõ rệt

88

trong thời gian gần đây nên nhu cầu giảm như 6 tháng năm 2013 chỉ chiếm 3,68%.

+ Mặt hàng khác bao gồm gạo 20% tấm, nếp, tấm 1, tấm 2, cám lau, cám sấy… cộng lại chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên riêng năm 2012 nhóm các mặt hàng khác chiếm tỷ trọng cao là do có đơn đặt hàng khoảng 694.500 kg gạo 20% nên đã góp phần làm cho tổng số lượng của nhóm này tăng lên 17.026.000 kg. Các số lượng phụ phẩm còn lại công ty chỉ bán nội địa.

Nhìn chung, mặt hàng tiêu thụ chủ lực của Công ty là gạo 15% sau đó là gạo 5% và 25%. Vì vậy, lợi nhuận thu được của Công ty là chủ yếu từ 3 mặt hàng này. Ta dễ nhận thấy qua biểu đồ hình 4.5 về tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm Của Công ty.

Nguồn: Báo cáo xuất nhập – Phòng kế toán

Hình 4.4: Tỷ lệ tiêu thụ từng mặt hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 0 20 40 60 80 100 120 2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013 Khác Gạo 25% Gạo 15% Gạo 5% Gạo thơm

89

Bảng 4.5: Tình hình tiêu thụ theo từng mặt hàng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 6 tháng 2012/ 6 tháng 2013 Tổng số lượng 16.429.450 22.580.820 40.345.550 11.901.148 12.575.403 6.151.370 17.764.730 674.255 Gạo thơm - - 14.255 6.458 5.898 - - (560) Gạo 5% 4.022.000 600.500 3.855.206 1.792.671 1.728.135 (3.421.500) 3.254.706 (64.536) Gạo 15% 4.289.000 11.380.820 18.309.200 9.447.547 10.377.186 7.091.820 6.928.380 929.639 Gạo 25% 4.118.450 6.599.500 1.140.889 554.472 462.984 2.481.050 (5.458.611) (91.488) Khác 4.000.000 4.000.000 17.026.000 106.458 1.200 0 13.026.000 (105.258)

Nguồn: Báo cáo xuất nhập-Phòng Kế toán

Bảng 4.6: Tình hình tiêu thụ theo hình thức bán nội địa và xuất khẩu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013 2011/2010 2012/2011 6 th2012/6th2013

Tổng số lượng 16.429.450 22.580.820 40.345.550 11.901.000 12.575.403 6.151.370 17.764.730 674.403 Bán nội địa 4.539.540 703.670 4.334.900 1.294.800 3.487.503 (3.835.870) 3.631.230 (2.192.703) Xuất khẩu trực tiếp 11.889.910 21.877.150 36.010.650 10.606.200 9.087.900 9.987.240 14.133.500 (1.518.300)

Nguồn: Báo cáo xuất nhập-Phòng Kế toán

ĐVT: kg

90

4.2.1.2. Tình hình tiêu thụ theo phương thức bán nội địa

Là công ty có chức năng chủ yếu là xuất khẩu nên hàng hóa bán ra thị trường trong nước rất ít không mang lại nhiều lợi nhuận. Chủ yếu là bán cho Tổng công ty lương thực Miền Nam, và một số công ty lương thực trong nước để họ có đủ số lượng hàng xuất theo đơn đặt hàng, hay những công ty chế biến những sản phẩm từ gạo. Bên cạnh đó thì thực hiện buôn bán các phụ phẩm trong quá trình chế biến gạo như: cám sấy, cám lau, tấm 1, tấm 2, tấm 3,…cho các công ty chế biến thức ăn gia xúc trong nước là chủ yếu. Số lượng bán ra nội địa qua các năm được thể hiện trong bảng 4.6, ta thấy số lượng bán trong nước năm 2011 giảm 3.835.870 kg so với năm 2010 do năm 2011 tình hình xuất khẩu chuyển biến tốt nên các mặt hàng của công ty chủ yếu được xuất khẩu. Tuy nhiên số lượng bán nội địa lại tăng vào năm 2012, đạt

4.334.900 kg, Đến năm 2013 tình hình tiêu thụ nội địa chuyển biến tăng nhiều, trong 6 tháng đầu năm bán được 3.487.503 kg.Nguyên nhân là năm 2011 công ty chế biến được 1 lượng lớn các mặt hàng thành phẩm để xuất khẩu, và lượng phụ phẩm (cám lau, cám sấy, tấm 2…) tồn kho lượng phụ phẩm nhiều nên trong năm 2012 và 6 tháng 2013 công ty đã bán được số phụ phẩm đó cho công ty chế biến thức ăn gia xúc.

Nguồn: Báo cáo xuất nhập-Phòng Kế toán

Hình 4.5: Tỷ trọng tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng 2013 27,63 72,37 3,12 96,88 10,74 89,26 10,88 89,12 27,73 72,27 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2010 2011 2012 6 tháng 2012 6 tháng 2013

Xuất khẩu trực tiếp Bán nội địa

91

Xét về tỷ trọng trong số lượng tiêu thụ được ta xem hình 4.6 để có khái quát được bán hàng nội địa luôn thấp hơn xuất khẩu. Qua đó ta thấy được tình hình lợi nhuận được ảnh hưởng bởi việc xuất khẩu là chủ yếu vì mang lại giá trị cao hơn cho sản phẩm.

4.2.1.3 Tình hình tiêu thụ theo phương thức xuất khẩu

Việc lựa chọn các hình thức xuất khẩu sao cho tối ưu nhất giúp giảm bớt chi phí vận chuyển, chi phí lưu trữ và chi phí bảo quản. Đây là điều mà công ty Cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ nói riêng hay bất cứ công ty xuất khẩu nào hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu gạo cần phải quan tâm. Thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty là các nước Châu Á và Châu Phi như: Malaysia, Algeria, Cote D’Ivoire, Singapore, Mozambique, Hungary, China, Philippines, Indonesia,…. Số lượng xuất khẩu của công ty thể hiện cụ thể trong hình 4.7

Nguồn: Báo cáo xuất nhập-Phòng Kế toán

Hình 4.6: Tình xuất khẩu của công ty từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

11.889.910 21.877.150 36.010.650 10.606.200 9.087.900 0 5.000.000 10.000.000 15.000.000 20.000.000 25.000.000 30.000.000 35.000.000 40.000.000 2010 2011 2012 6th 2012 6th 2013

92

Từ năm 2010 đến 2012 tình hình xuất khẩu của công ty có xu hướng tăng mạnh. Năm 2011 xuất khẩu đạt 21.877.150 kg tăng 9.987.240 kg so với năm 2010 và số lượng xuất lại tiếp tục tăng thêm 14.133.500 kg vào năm 2012. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tình hình xuất khẩu gạo cả nước năm 2012 đạt số lượng kỷ luật.Ngoài ra để có được số lượng xuất khẩu cao như vậy là nhờ nguồn cung trong nước dồi dào nên thỏa được nhiều đơn đặt hàng của nước ngoài. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 số lượng xuất khẩu giảm 1.518.300 kg so với cùng kỳ năm trước do xu hướng giảm cầu đặc biệt là các mặt hàng xăng dầu và lương thực trên thế giới. Qua đó ta thấy dấu hiệu sụp giảm lượng xuất khẩu trong năm 2013 do các nguồn cung trên thế giới dồi dào, đồng thời có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nguồn cung như Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan và Myanmar.

93

4.2.2 Tình hình biến động doanh thu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

4.2.2.1 Tình hình doanh thu chung qua các năm

Qua bảng 4.7 và bảng 4.8 ta thấy, doanh thu của công ty bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác. Tổng doanh thu có xu hướng tăng qua các năm, tuy nhiên diễn biến của từng loại doanh thu như sau:

Bảng 4.7: Bảng tổng hợp doanh thu 3 năm 2010, 2011 và 2012

2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị % Giá trị %

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 162.410.630 227.246.988,04 307.803.906,80 64.836.358,04 39,92 80.556.918,76 35,45 Doanh thu hoạt động tài chính 11.103.577 11.005.124,48 11.917.894,53 (98.452,52) (0,89) 912.770,05 8,29 Thu nhập khác 14.333 1.623.335,48 7.014.322,36 1.609.002,48 11.225,86 5.390.986,88 332,09

Nguồn: bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CP NSTPXK CT

Bảng 4.8: Bảng tổng hợp doanh thu 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chênh lệch

Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013

Giá trị %

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 102.601.302,27 157.294.854,03 54.693.552 53,31 Doanh thu hoạt động tài chính 3.972.631,51 2.603.754,99 (1.368.877) (34,46)

Thu nhập khác 2.338.107,45 519.345,82 (1.818.762) (77,79)

Nguồn: bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty CP NSTPXK CT

ĐVT:ngàn đồng

94

Đối với doanh thu tài chính: Năm 2011 doanh thu này giảm 98.452,52 ngàn đồng tương ứng với tốc độ giảm là 0,89%. Năm 2012 tình hình doanh thu tài chính tốt hơn, tăng 8,29% so với năm 2011. Sự tăng giảm doanh thu tài chính ảnh hưởng bởi các khoản lãi tiền gửi ngân hàng, lãi đầu từ trái phiếu, chênh lệch tỷ giá.

Đối với thu nhập khác: Năm 2011 tăng 11.225,86% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 332,09% so với năm 2011. Nguyên nhân làm thu nhập khác tăng đột biến như vậy là do năm 2010 công ty bắt đầu tái cơ cấu, chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần và thu hẹp phạm vi và lĩnh vực kinh doanh, năm 2011 Công ty bắt đầu thanh lý tài sản nên thu được một khoản thu nhập khác tương đối lớn. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thu nhập khác giảm so với 6 tháng năm 2012 là do các ảnh hưởng của các khoản góp liên doanh thu được lợi nhuận giảm.

Đối với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là doanh thu chủ yếu của công ty nên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và tăng hằng năm. Năm 2011 doanh thu này tăng 39,92% so với năm 2010 và tăng thêm 35,45% trong năm 2012. Xét trong 6 tháng đầu năm 2013 tình hình doanh thu tăng cao so với năm 2012 là 53,31%. Nguyên nhân tăng là xuất phát từ số lượng bán ra giá bán tăng.

95

4.2.2.2 Phân tích doanh thu theo mặt hàng

Bảng 4.9: Tình hình doanh thu theo từng mặt hàng từ năm 2010 -2012

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Gạo thơm - - - - 165.657,36 0,05 - - 165.657,36 - Gạo 5% 39.560.392 24,36 7.153.756,50 3,15 36.009.127,57 11,70 (32.406.635,50) (81,92) 28.855.371,07 403,36 Gạo 15% 41.388.850 25,48 131.277.758,70 57,77 162.061.503,60 52,65 89.888.908,70 217,18 30.783.744,90 23,45 Gạo 25% 35.451.617,60 21,83 64.036.400,39 28,18 9.431.729,36 3,06 28.584.782,79 80,63 (54.604.671,03) (85,27) Khác & dịch vụ 46.009.770,40 28,33 24.779.072,45 10,90 100.135.888,91 32,53 (21.230.697,95) (46,14) 75.356.816,46 304,11  Doanh Thu 162.410.630 100 227.246.988,04 100 307.803.906,80 100 64.836.358,04 39,92 80.556.918,76 35,45

Nguồn: Báo cáo xuất nhập-Phòng Kế toán

Bảng 4.10: Tình hình doanh thu theo từng mặt hàng 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

6 tháng 2012 6 tháng 2013 6 tháng 2012/ 6 tháng 2013 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Gạo thơm 75.713,59 0,07 67.237,20 0,04 (8.476,39) (11,20) Gạo 5% 16.872.619,45 16,44 15.596.418,38 9,92 (1.276.201,08) (7,56) Gạo 15% 80.946.582,70 78,89 84.574.065,90 53,77 3.627.483,20 4,48 Gạo 25% 4.581.047,66 4,46 3.689.056,51 2,35 (891.991,15) (19,47) Khác & dịch vụ 125.338,87 0,12 53.368.076,04 33,93 53.242.737,18 42.479,03  Doanh Thu 102.601.302,27 100 157.294.854,03 100 54.693.551,76 53,31

Nguồn: Báo cáo xuất nhập-Phòng Kế toán

ĐVT: 1000 đồng

96

Đánh giá tình hình doanh thu theo từng mặt hàng giúp cho Doanh nghiệp có thể xác định mức đóng góp giá trị trong tổng doanh thu. Mặt hàng nào đem lại doanh thu cao, mặt hàng nào đem lại doanh thu thấp, cũng như đem lại lợi nhuận cao để có mức điều chỉnh cũng như xây dựng kế hoạch hoạt động trong thời gian tới.

Bảng 4.9 và bảng 4.10 cho thấy cụ thể tình hình doanh thu theo từng mặt hàng. Nhìn chung trong tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh thu từ mặt hàng gạo 15% đem lại doanh thu cao nhất, kế đến là mặt hàng gạo 25%, gạo 5% và cuối cùng là gạo thơm.

+ Mặt hàng gạo 15% có doanh thu tăng mạnh trong năm 2011 so với năm 2010, tăng 89.888.908,70 nghìn đồng (tức 217,18%). Nguyên nhân là số lượng hàng bán ra và giá thành tăng. Tình hình doanh thu của mặt hàng này tiếp tục tăng vào năm 2012. Tuy nhiên tốc độ tăng không cao bằng năm 2011 cụ thể là tăng 30.783.744,90 nghìn đồng (tức khoảng 23,45%) so với năm 2011. Lý do là năm 2012 số lượng bán ra tăng 6.928.380 kg và giá thành có tăng nhẹ (từ 8.375 đồng lên 8.438 đồng) nhưng giá bán giảm ( từ 11.535 còn 8.851,37 vào năm 2012). Trong 6 tháng đầu năm 2013, giá bán và giá vốn của mặt hàng này giảm nhưng số lượng tiêu thụ tăng nên đã làm cho doanh thu tăng nhẹ (4,48%) so với cùng kỳ năm 2012. Nhìn chung doanh thu của mặt hàng này đều tăng trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 6 tháng 2013, chứng tỏ đây là mặt hàng kinh doanh chủ yếu và góp phần ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

+ Mặt hàng gạo 25% trong năm 2011 doanh thu tăng 28.584.782,79 nghìn đồng (tức tăng 80,63%) so với năm 2010 do số lượng tiêu thụ và giá bán tăng nên đã làm doanh thu tăng mạnh. Tuy nhiên đến năm 2012 thì doanh thu mặt hàng này giảm đáng kể (giảm 85,27%, tương ứng 54.604.671,03 nghìn đồng) so với năm 2011, số lượng bán ra trong năm 2012 giảm mạnh (giảm 5.458.611 kg) so với năm 2011 là nguyên nhân chủ yếu. 6 tháng đầu năm 2013 doanh thu của gạo 25% tấm giảm 891.991,15 kg so với 6 tháng đầu năm 2012, do mặt hàng này chủ yếu bán cho thị trường các nước Myanmar

Pakistan tuy nhiên 2 nước này đang nổ lực tự sản xuất trong nước nên lượng gạo xuất sang các nước này có thể sẽ giảm trong thời gian tới, Công ty nên tìm kiếm thêm thị trường mới.

+ Gạo 5% tấm năm 2011 đạt doanh thu (7.153.756,50 nghìn đồng) thấp hơn 2010 rất nhiều do số lượng tiêu thụ giảm mạnh. Tuy nhiên đến năm 2012 doanh thu tăng mạnh trở lại (tăng đến 28.855.371,07 nghìn đồng) so với năm 2011.Và 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh thu mặt hàng này đạt

97

15.596.418,38 nghìn đồng giảm 7,56% so với cùng kỳ năm 2012. Qua phân tích ta thấy doanh thu mặt hàng gạo 5% có nhiều biến động tăng giảm không đều, vì đây là mặt hàng có giá bán cao nên số lượng đơn đặt hàng không ổn định. Tuy nhiên nếu biết tìm nhiều thị trường cho loại gạo có chất lượng này sẽ mang lại lợi nhuận đáng kể cho Công ty.

+ Gạo thơm là mặt hàng mới kinh doanh của công ty từ năm 2012, là mặt hàng mới có giá bán cao nên Công ty chưa tìm được nhiều khách hàng tiêu dùng loại gạo cao cấp này. Bên cạnh đó thì gạo cao cấp của Việt Nam sản xuất chưa đủ chuẩn bằng Thái Lan nên sản lượng bán ra rất ít trong cơ cấu những mặt hàng gạo bán ra. Do ảnh hưởng của xu hướng của thế giới nêu trên nên mặt hàng gạo thơm cũng giảm 8.476,39 nghìn đồng trong 6 tháng đầu

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ hàng hóa và phân tích tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)