Phân tích chung sự biến động chi phí

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ hàng hóa và phân tích tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 113)

Qua phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh chung của Công ty ở chương 3, ta thấy các loại chi phí của Công ty đều tăng. Năm 2010 tổng chi phí là là 167.123.258 nghìn đồng, sang năm 2011 chi phí là 227.843.672 nghìn đồng tăng 60.720.413.750 đồng tương đương tăng 36.33% so với năm 2010. Năm 2012 thì tổng chi phí tiếp tục tăng, tăng 85.365.299,16 nghìn đồng tương đương 37,47% so với năm 2011. Xét trong 6 tháng 2013, tăng đến 50,9% so với 6 tháng đầu năm 2012. Tổng chi phí tăng là chịu ảnh hưởng của các loại chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong bài viết này tác giả chỉ trình bày 4 loại chi phí chủ yếu có ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty qua 2 bảng 4.13 và 4.14 như sau:

101

Bảng 4.13: Bảng tổng hợp chi phí của công ty giai đoạn 2010-2012

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - công ty CPNSTPXKCT, 2010-2012

Bảng 4.14: Bảng tổng hợp chi phí của công ty 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013

6 tháng 2012 6 tháng 2013 Chênh lệch

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Giá vốn hàng bán 98.187.888,91 94,05 148.091.074,81 94 49.903.185,90 50,82 Chi phí bán hàng 2.206.031,30 2,11 3.533.829,36 2,24 1.327.798,06 60,19 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.754.442,29 1,68 2.917.065,82 1,85 1.162.623,53 66,27 Chi phí tài chính 912.108,16 0,87 2.531.843,96 1,61 1.619.735,80 177,58

Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD- công ty CPNSTPXKCT, 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Giá vốn hàng bán 154.212.611 92,27 211.690.824,50 92,91 294.563.666,73 94,05 57.478.213,50 37,27 82.872.842,23 39,15 Chi phí bán hàng 3.976.183 2,38 5.250.891,67 2,30 6.618.093,91 2,11 1.274.708,67 32,06 1.367.202,24 26,04 Chi phí QLDN 4.854.400 2,90 4.435.269,80 1,95 5.263.326,88 1,68 (419.130,20) (8,63) 828.057,08 18,67 Chi phí tài chính 2.282.503 1,37 2.963.991,78 1,30 2.736.324,48 0,87 681.488,78 29,86 (227.667,30) (7,68) ĐVT: 1000 đồng ĐVT: 1000 đồng

102

Chi phí tài chính: Nhìn vào bảng 4.13 và 4.14 ta thấy năm 2011 chi phí tài chính 2.963.991.780 đồng, tăng 681.488.780 đồng so với năm 2010. Nhưng năm 2012 giảm nhẹ và đạt 2.736.324.483 đồng, giảm 227.667.297 đồng so với năm 2011, tương ứng giảm 7,68% so với năm 2011. Tuy nhiên tính đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí tài chính đạt 2.531.843.956 đồng, tăng 1.619.735.795 đồng tương ứng là 177,58% so với 6 tháng đầu năm 2012. Chi phí tài chính của Công ty chủ yếu là chi phí lãi vay, nên sự biến động nêu trên của chi phí tài chính nguyên nhân chủ yếu là do chi phí lãi vay tăng giảm theo giá thị trường. Bên cạnh đó, số lượng hàng hóa tiêu thụ và thời gian thanh toán của khách hàng cũng ảnh hưởng đến chi phí tài chính. Tuy nhiên khoản chi phí này là khá nhỏ trong cơ cấu tổng chi phí nên có thể nói chi phí từ hoạt động tài chính không phải là đối tượng chính và đáng quan tâm nhất của Công ty.

Chi phí giá vốn hàng bán: Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 chi phí giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm trên 90% tổng chi phí), vì là Công ty có hoạt động sản xuất nên chi phí giá vốn luôn hơn các loại chi phí khác. Xét về mặt giá trị thì chi phí giá vốn hàng bán tăng qua các năm. Năm 2011, chi phí này tăng 57.478.213,50 nghìn đồng, tương đương 37,27%. Năm 2012 tăng 39,15% so với năm 2011, tốc độ tăng của chi phí giá vốn hàng bán cao hơn năm 2011. Trong 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này tăng 49.903.185,90 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012, tương đương với 50,82%. Lý do giải thích cho chi phí giá vốn tăng nêu trên là nhu cầu gạo thế giới tăng đã làm cho sản lượng tiêu thụ tăng theo. Đồng thời, do sự thay đổi từ chính sách thu mua lúa giá cao của Thái Lan đã ảnh hưởng sâu rộng đến thị trường gạo thế giới. Giá thu mua của Chính phủ Thái được đưa ra cao đã làm cho xu hướng đầu cơ của Thái Lan tăng mạnh và đẩy giá xuất khẩu đi lên, ảnh hưởng sang cả Việt Nam làm cho lúa gạo nguyên liệu đầu vào các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có bước tăng giá ngoạn ngục. Giá lúa tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu tăng 300-350 đồng/kg và gạo thành phẩm cũng tăng 200-300 đồng/kg. Chi phí giá vốn tăng còn do ảnh hưởng của từng mặt hàng gạo 5%, gạo 15%, gạo 25%, gạo thơm và các phụ phẩm khác.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Xét về tỷ trọng thì chiếm tỷ trọng thấp hơn chi phí giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng thường cao hơn chi phí quản lý doanh nghiệp. Về mặt giá trị thì có những biến động tăng, giảm trong khoảng thới gian nghiên cứu.

103

4.2.3.2 Phân tích chi phí giá vốn hàng bán theo từng mặt hàng

Bảng 4.15 : Chi phí giá vốn hàng bán từ 2010-2012 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Gạo thơm - - 149.677,50 - - - - Gạo 5% 29.159.500 4.885.668,00 33.031.405,01 -24.273.832 -83,25 28.145.737,01 576,09 Gạo 15% 31.030.915 95.314.367,50 154.493.029,60 64.283.452,50 207,16 59.178.662,10 62,09 Gạo 25% 29.035.072,50 52.565.017,50 8.448.283,05 23.529.945 81,04 -44.116.734,46 -83,93 Khác & dịch vụ 64.987.123,50 58.925.771,50 98.441.271,58 -6.061.352 -9,33 39.515.500,08 67,06 Tổng 154.212.611 211.690.824,50 294.563.666,73 57.478.213,50 37,27 82.872.842,23 39,15

Nguồn: Báo cáo xuất nhập-Phòng Kế toán

Bảng 4.16 : Chi phí giá vốn hàng bán 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chênh lệch Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013 Số tiền % Gạo thơm 68.797,07 58.136,59 -10.660,49 -15,5 Gạo 5% 16.160.929,07 14.756.544,77 -1.404.384,30 -8,69 Gạo 15% 74.928.495,26 81.481.664,47 6.553.169,22 8,75 Gạo 25% 4.250.027,88 3.440.897,09 -809.130,79 -19,04 Khác & dịch vụ 2.779.639,63 48.353.831,90 45.574.192,26 1.639,57 Tổng 98.187.888,91 148.091.074,81 49.903.185,90 50,82

Nguồn: Báo cáo xuất nhập-Phòng Kế toán

ĐVT: 1000 đồng ĐVT: 1000 đồng

104

Bảng 4.15 và 4.16 thể hiện tình hình giá vốn hàng bán của Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 thể hiện cụ thể như sau:

- Đối với gạo thơm: trong 6 tháng đầu năm 2013 giá vốn giảm so với năm 2012 trong 6 tháng (giảm 15,5% tương ứng với giảm 10.660,49 nghìn đồng). Bởi vì là mặt hàng có chất lượng cao và khó canh tác hơn các loại gạo khác nên giá nguyên liệu cao, tuy nhiên do 6 tháng đầu năm 2013 lượng bán ra giảm nên giá vốn của mặt hàng này giảm.

- Đối với gạo 5%: tình hình giá vốn tăng giảm không đều. Cụ thể: + Năm 2011 tổng giá vốn giảm 24.273.832 nghìn đồng (tức giảm 83,25%) so với năm 2010. Mặt dù giá mua nguyên liệu đầu vào của mặt hàng này tăng lên đáng kể so với năm trước nhưng do số lượng tiêu thụ giảm mạnh nên năm 2011 tổng giá vốn giảm mạnh. Nguyên nhân khách quan là tình hình kinh tế thế giới khó khăn nên người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu nên đối với các mặt hàng có giá trị cao bị hạn chế.

+ Năm 2012 giá vốn tăng mạnh (tăng 576,09%), so với năm 2011, đạt 33.031.405.010 đồng. Xuất phát từ số lượng bán ra và giá thu mua nguyên liệu đầu vào đều tăng cao dẫn đến giá vốn hàng bán tăng vọt so với 2 năm trước đó. Và 6 tháng đầu năm 2013 thì giá vốn loại gạo này biến động không đáng kể so với cùng kỳ năm 2012, giảm 8,69% tương ứng giảm 1.404.384,3 nghìn đồng so với 6 tháng năm 2013.

- Đối với mặt hàng gạo 15% tấm: Trong 3 năm từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, giá vốn hàng bán có chiều hướng tăng. Năm 2011 giá vốn tăng 107,06% so với năm 2010, và tăng nhẹ (tăng 62,09%) vào năm 2012 so với năm 2011. Là mặt hàng chủ lực của công ty nên giá vốn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các mặt hàng khác. Ngoài lý do số lượng bán ra tăng lên hàng năm thì giá mua vào của nguyên liệu cũng có chiều hướng tăng do chi phí sản xuất lúa tăng dẫn đến giá vốn cao. Đây là tình trạng không tối ưu trong việc tăng lợi nhuận cho Công ty, vì nó góp phần làm tăng tổng chi phí của Công ty như vậy sẽ làm giảm doanh thu.

- Đối với mặt hàng gạo 25% tấm: Có biến động không đều. Giá vốn của mặt hàng này năm 2011 cao nhất, đạt 52.565.017,5 nghìn đồng và tăng 81.04% so với năm 2010. Mặt hàng có giá trị rẻ hơn được nhiều người lựa chọn vào thời điểm khó khăn như năm 2011 nên số lượng bán ra của gạo 25% tăng dẫn đến giá vốn cũng tăng theo. Tuy nhiên đến năm 2012 thì giá vốn giảm mạnh (giảm 83,93%) so với năm 2011 vì số đơn đặt hàng tập trung trong năm 2012 là gạo 15% nên số lượng gạo 25% công ty không đủ để thực hiện

105

hợp đồng. Đến 6 tháng 2013 thì tình hình cũng không có nhiều thay đổi so với 6 tháng đầu năm 2012, giá vốn chỉ giảm 19,04%.

Nhìn chung, giá vốn hàng bán của Công ty tăng giảm không đều theo từng năm làm tổng chi phí cũng tăng giảm, nhưng không vượt mức doanh thu và có khoản lợi nhuận tương đối ổn định. Vì vậy Công ty kinh doanh đạt hiệu quả.

4.2.3.3 Phân tích chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phi hoạt động của Công ty gồm 2 loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, bảng 4.17 và bảng 4.18 cho thấy sự biến động của 2 loại chi phí này trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013 cụ thể:

106

Bảng 4.17: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp từ 2010 - 2012

Năm 2010 2011 2012 Chênh lệch

2011/2010

Chênh lệch

2012/2011

Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Chi phí bán hàng 3.976.183 100 5.250.891,67 100 6.618.093,91 100 1.274.708,67 32,06 1.367.202,24 26,04

- Chi phí khấu hao 94.235,54 2,37 140.198,81 2,67 171.408,63 2,59 45.963,27 48,77 31.209,82 22,26

- Chi phí mua ngoài 2.842.175,61 71,48 4.295.229,39 81,80 5.037.693,09 76,12 1.453.053,78 51,12 742.463,70 17,29

- Chi phí khác 1.039.771,85 26,15 815.463,48 15,53 1.408.992,19 21,29 (224.308,38) (21,57) 593.528,72 72,78

Chi phí quản lý DN 4.854.400 100 4.435.269,80 100 5.263.326,88 100 (419.130,20) (8,63) 828.057,08 18,67

- Chi phí nhân viên quản lý 1.794.671,68 36,97 1.692.942,48 38,17 2.288.494,53 43,48 (101.729,20) (5,67) 595.552,04 35,18

- Chi phí dụng cụ văn phòng 265.050,24 5,46 184.063,70 4,15 204.743,42 3,89 (80.986,54) (30,56) 20.679,72 11,24

- Chi phí khấu hao TSCĐ 433.012,48 8,92 339.741,67 7,66 397.907,51 7,56 (93.270,81) (21,54) 58.165,85 17,12

- Thuế, phí và lệ phí 1.100.492,48 22,67 1.117.687,99 25,20 1.062.665,70 20,19 17.195,51 1,56 (55.022,29) (4,92)

- Chi phí dịch vụ mua ngoài 173.302,08 3,57 140.598,05 3,17 128.425,18 2,44 (32.704,03) (18,87) (12.172,88) (8,66)

- Chi phí bằng tiền khác 1.087.871,04 22,41 960.235,91 21,65 1.181.090,55 22,44 (127.635,13) (11,73) 220.854,64 23

Nguồn: phòng kế toán

107

Bảng 4.18: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2012 và 2013

6th 2012 6th 2013 Chênh lệch

Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Chi phí bán hàng 2.206.031,30 100 3.533.829,36 100 1.327.798,06 60,19

- Chi phí khấu hao 57.136,21 2,59 93.646,48 2,65 36.510,27 63,90 - Chi phí mua ngoài 1.755.118,50 79,56 2.757.447,05 78,03 1.002.328,55 57,11 - Chi phí khác 393.776,59 17,85 682.735,83 19,32 288.959,25 73,38

Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.754.442,29 100 2.917.065,82 100 1.162.623,53 66,27

- Chi phí nhân viên quản lý 785.639,26 44,78 1.313.846,45 45,04 528.207,19 67,23 - Chi phí dụng cụ văn phòng 64.388,03 3,67 120.183,11 4,12 55.795,08 86,65 - Chi phí khấu hao TSCĐ 134.565,72 7,67 217.321,40 7,45 82.755,68 61,50 - Thuế, phí và lệ phí 387.029,97 22,06 671.216,85 23,01 284.186,88 73,43 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 41.053,95 2,34 94.512,93 3,24 53.458,98 130,22 - Chi phí bằng tiền khác 341.765,36 19,48 499.985,08 17,14 158.219,72 46,29

Nguồn: phòng kế toán

108

Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng năm 2010 là 3.976.183 nghìn đồng qua năm 2011 tăng lên 5.250.891,67 nghìn đồng và tiếp tục tăng vào năm 2012 là 6.618.093,91 nghìn đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 là 3.533.829,36 nghìn đồng, tăng 1.327.798,06 ngàn đồng. Nguyên nhân làm tăng khoản chi phí này là số lượng bán ra của Công ty cũng tăng. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng tăng là do tăng các khoản mục như: chi phí khấu hao, chi phí mua ngoài và chi phí khác. Cụ thể:

Năm 2011 chi phí khấu hao tăng 45.963,27 nghìn đồng, chi phí mua ngoài tăng 1.453.053,78 nghìn đồng, chi phí khác giảm 224.308,38 nghìn đồng so với năm 2010.

Năm 2012 chi phí khấu hao tăng 31.209,82 nghìn đồng, chi phí mua ngoài tăng 742.463,70 nghìn đồng, chi phí khác tăng 593.528,72 nghìn đồng so với năm 2011.

Sáu tháng đầu năm 2013 chi phí khấu hao tăng 36.510,27 nghìn đồng, chi phí mua ngoài tăng 1.002.328,55 nghìn đồng, chi phí khác tăng 288.959,25 nghìn đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.

Nhìn chung chi phí bán hàng tăng chủ yếu là do tăng nhiều chi phí mua ngoài. Vì các phân xưởng của Công ty đặt nơi có tuyến đường nhỏ hẹp nên quá trình vận chuyển ra các cảng tốn nhiều chi phí vận chuyển. Vì vậy, Công ty cần có biện pháp cụ thể để giảm chi phí bán hàng nói chung và chi phí mua ngoài nói riêng góp phần tăng thêm lợi nhuận cho Công ty.

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý Doanh nghiệp hàng năm có chiều hướng tăng. Cụ thể, năm 2010 là 4.854.400 nghìn đồng, giảm nhẹ còn 4.435.269,80 nghìn đồng đến năm 2011 và năm 2012 tăng 5.263.326,88 nghìn đồng. Và 6 tháng đầu năm 2013 chi phí này tăng 66,27% tương ứng tăng 1.162.623,53 nghìn đồng. Chi phí quản lý Doanh nghiệp tăng hàng năm là do tăng chi phí nhân viên quản lý, chi phí dụng cụ văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế, phí và lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

Nhìn chung tình hình tăng các khoản mục chi phí trong chi phí quản lý doanh nghiệp tương đối và chiếm tỷ trọng nhiều nhất là chi phí quản lý doanh nghiệp. Nguyên nhân chi phí quản lý Doanh nghiệp năm 2011 giảm là chi phí nhân viên giảm 5,67% so với năm 2010 là do công ty thu hẹp mặt hàng kinh doanh lại nên Công ty thực hiện chính sách cắt giảm biên chế để giảm chi phí. Đến năm 2012 chi phí nhân viên quản lý tăng là do Công ty điều chỉnh mức

109

lương cơ bản tăng lên 830.000 đồng/tháng và tăng thêm một số khoản phúc lợi cho nhân viên khi hoạt động có nhiều lợi nhuận nên chi phí nhân công tăng lên là điều tất yếu để phục vụ đời sống của nhân viên, góp phần giúp họ có động lực làm việc tốt.

Qua phân tích trên ta thấy chi phí bán hàng không ngừng tăng qua 3 năm và 6 tháng 2013, sựgia tăng này làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty, vì vậy công ty cần có những biện pháp hợp lí nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhận cho công ty.

4.2.4 Phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

4.2.4.1 Phân tích tình hình lợi nhuận

Công ty tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Ngoài ra thì Công ty còn thu được lợi nhuận từ hoạt động khác. Bảng 4.5 cho thấy cụ thể tình hình lợi nhuận của Công ty trong giai đoạn 2010 đến tháng 6 năm 2013 như sau:

110

Bảng 4.19: Tình hình lợi nhuận từ năm 2010 – 2012

2011/2010 2012/2011

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Số tiền % Số tiền %

Lợi nhuận hoạt động SXKD 8.188.510 13.911.134,77 10.540.389,32 5.722.624,77 69,89 -3.370.745,45 -24,23 Lợi nhuận hoạt động khác -37.165 1.597.586,26 7.014.322,36 1.634.751,26 -4.398,63 5.416.736,10 339,06 Lợi nhuận trước thuế 8.151.345 15.508.721,03 17.554.711,68 7.357.376,03 90,26 2.045.990,65 13,19 Lợi nhuận sau thuế 6.405.281 12.031.776,15 13.527.152,77 5.626.495,15 87,84 1.495.376,62 12,43

Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - công ty CPNSTPXKCT, 2010-2012

Bảng 4.20: Tình hình lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng 2013

Chênh lệch

Chỉ tiêu 6 tháng 2012 6 tháng 2013

Số tiền %

Lợi nhuận hoạt động SXKD 3.513.463,11 2.824.795,07 -688.668,04 -19,60

Lợi nhuận hoạt động khác 2.338.107,45 508.377,07 -1.829.730,38 -78,26

Lợi nhuận trước thuế 5.851.570,56 3.333.172,14 -2.518.398,42 -43,04

Một phần của tài liệu kế toán tiêu thụ hàng hóa và phân tích tình hình lợi nhuận của công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)