- Trong đó: Chi phí lã
Thủ quỹ Kế toán tổng hợp
4.2.4 Hoàn thiện công tác thu thập thông tin kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh
chi phí và kết quả kinh doanh
Căn cứ vào tình hình thực tế của Tổng công ty, nhằm đảm bảo yêu cầu theo dõi chi tiết từng khoản mục doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin theo yêu cầu KTQT. Tổng công ty Cố phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An có thể thiết kế hệ thống tài khoản, sổ kế toán chi tiết theo từng loại sản phâm để thu thập thông tin thực hiện về chi phí, doanh thu, kết quả phục vụ yêu
cầu quản trị Tổng công ty.
* Về hệ thống tài khoản:
Hệ thống tài khoản KTQT của Tổng công ty được thiết lập dưạ trên hệ thống tài khoản của KTTC. Ngoài ra, đã có mở rộng thêm một số tài khoản chi tiết cấp 2,3,4 theo từng tài khoản tổng hợp tương ứng. Tuy nhiên, việc mở các tài khoản chưa đi sâu vào chi tiết, chưa khoa học và chưa hiệu quả trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị DN. TK chi phí chỉ được tập hợp theo từng yếu tố chi phí (NVLTT, NCTT, Chi phí SXC, CPBH, Chi phí QLDN) mà chưa theo dõi theo biến phí và định phí. Kết quả hoạt động SXKD chưa chi tiết đến từng sản phẩm, hàng hoá… Qua đó, Tổng ty nên tổ chức hệ thống tài khoản KTQT phù hợp với điều kiện thực tế SXKD, vừa đảm bảo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chi tiết nhất.
Cụ thể: TK 521, TK 532, TK 911 mở chi tiết TK cấp 2 cho từng loại sản phẩm và cấp 3 cho từng sản phẩm
VD: TK 911- Kết quả kinh doanh
TK 911.1- Kết quả kinh doanh phân bón NPK 8-10-3 TK 911.2- Kết quả kinh doanh phân bón NPK 16-16-8 …………
* Về hệ thống sổ tài khoản:
Căn cứ vào tình hình thực tế của Tổng công ty, nhằm đảm bảo yêu cầu theo dõi chi tiết từng khoản mục doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh. Đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin theo yêu cầu KTQT. Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An có thể thiết kế hệ thống sổ kế toán để thu thập thông tin thực hiện về doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh phục vụ yêu cầu quản trị DN theo một số mẫu sổ về doanh thu, chi phí và KQKD (Phụ Lục 25- 28).
* Về hệ thống báo cáo quản trị:
Một hệ thống báo cáo KTQT tốt sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn. Qua khảo sát tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An, tác giả nhận thấy TCT chưa có một hệ thống báo cáo hoàn hỉnh và đầy đủ. Vì vậy, tác gả
đề xuất Tổng công ty cần phải thực hiện hoàn thiện hệ thống báo cáo KTQT của mình một cách hệ thống, khoa học, phù hợp với đặc điểm SXKD và trình độ quản lý của nhà quản trị.
Một số báo cáo có thể sử dụng trong công tác thu thập thông tin KTQT tại Tổng công ty cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An (Phụ Lục 26- 28).
+ Báo cáo doanh thu bán hàng cung cấp thông tin kế hoạch và thực tế thực hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của từng sản phẩm trong Tổng công ty cho nhà quản trị. Căn cứ vào báo cáo này nhà quản trị có thể biết được tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng tiêu thụ, doanh thu bán hàng và lợi nhuận của từng sản phẩm, qua đó đánh giá và ra quyết định liên quan đến việc lựa chọn bán những sản phẩm có lợi nhuận cao nhằm tối đa hóa lợi nhuận của Tổng công ty. ( Phụ lục 26 )
+ Báo cáo chi phí sản xuất với mục đích kiểm soát tình hình thực hiện dự toán chi phí thông qua việc phân tích những chênh lệch giữa chi phí thực tế với chi phí định mức. Từ đó, nhà quản trị Tổng công ty sẽ đánh giá sự tiết kiệm hay lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh để đề ra các biện pháp khuyến khích tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm xây lắp, tăng lợi nhuận cho Tổng công ty. Báo cáo chi phí sản xuất có số liệu thực tế được căn cứ trên sổ chi tiết các tài khoản chi phí sản xuất, còn số liệu kế hoạch dựa trên dự toán chi tiết đã xây dựng cho từng khoản mục chi phí. Báo cáo này lập cho từng đơn vị sản phẩm của Tổng công ty giúp cho nhà quản trị có cái nhìn chi tiết về tổng chi phí của từng đối tượng chi tiết, từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh liên quan đến từng đơn vị sản phẩm. ( Phụ lục 27)
+Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo chức năng của phí giúp nhà quản trị xác định được giá thành toàn bộ sản phẩm, lợi nhuận đem lại cho từng bộ phận hoặc toàn Tổng công ty. Dựa trên báo cáo này, nhà quản trị biết được hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận, từ đó đưa ra những quyết định trong dự toán chi phí cho từng bộ phận và cho toàn Tổng công ty. ( Phụ lục 28)