Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp sản xuất:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An (Trang 27)

DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

2.1.2 Khái niệm chi phí trong doanh nghiệp sản xuất:

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng, huy động các nguồn lực như lao động, vật tư, tiền vốn để thực hiện việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện các công việc lao vụ, luân chuyển lưu thông hàng hóa, thực hiện hoạt động đầu tư. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải bỏ ra các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong quản lý, người ta thường quan tâm đến việc doanh nghiệp đã chi ra trong kỳ những loại chi phí nào và với số lượng là bao nhiêu để đạt được mức doanh thu nào đó đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả. Chi phí được hiểu chung nhất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ.

Hay nói cách khác, chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Chi phí gắn liền với phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: chi phí mua hàng, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác. Tiết kiệm chi phí luôn là một yêu cầu cơ bản để tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo quan điểm kế toán quản trị, chi phí không chỉ đơn giản được nhận thức theo quan điểm kế toán tài chính mà nó còn được nhận diện theo nhiều phương diện khác nhau để đáp ứng thông tin một cách toàn diện cho các nhà quản trị trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định. Theo đó, chi phí có thể là những phí tổn thực tế phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp, chi phí có thể là phí tổn ước tính để thực hiện một dự án hoặc là những lợi

nhuận bị mất đi do lựa chọn phương án, hi sinh cơ hội kinh doanh và những chi phí sẽ được kiểm soát bởi một cấp quản lý khác.

Để quản lý chi phí sản xuất, các doanh nghiệp phải quản lý từng khoản mục chi phí cơ bản như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung...

- Nguyên tắc ghi nhận chi phí

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01:

“ Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy.

Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế toán có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ.

Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó không đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau”[2,Tr13].

Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý và cung cấp các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị như hoạch định, tổ chức thực hiện, kiểm tra và ra quyết định. Thực chất kế toán quản trị chi phí được tách ra từ kế toán chi phí, giai đoạn đầu của kế toán quản trị được hình thành từ kế toán chi phí giúp cho việc xác định và kiểm tra chi phí của các nhà quản trị.

Thông tin kế toán chi phí cung cấp mang tính thường xuyên, mang tính chuẩn mực và định kỳ. Thông tin kế toán quản trị chi phí vừa mang tính linh hoạt, thường xuyên và hữu ích, không bắt buộc phải tuân theo những chuẩn mực của chế độ kế toán hiện hành.

được xử lý từ các tài liệu lịch sử thông qua việc lập các báo cáo chi phí và giá thành sản phẩm,.. thì thông tin của kế toán quản trị chi phí cung cấp bao gồm cả những thông tin quá khứ, và những thông tin dự báo thông qua việc lập các kế hoạch và dự toán chi phí trên cơ sở các định mức chi phí (bao gồm cả định mức về số lượng và định mức về đơn giá) nhằm kiểm soát chi phí thực tế, đồng thời làm căn cứ cho việc lựa chọn các quyết định về giá bán sản phẩm, quyết định ký kết các hợp đồng, quyết định tiếp tục sản xuất hay thuê ngoài gia công,…

Kế toán quản trị chi phí nhấn mạnh đến tính dự báo của thông tin và trách nhiệm của các nhà quản lý thuộc các cấp quản lý (trong đó chú trọng vào cấp quản trị cấp thấp như các tổ, đội, phân xưởng sản xuất hay bộ phận quản lý là nơi trực tiếp phát sinh các chi phí) nhằm gắn trách nhiệm của các nhà quản trị với chi phí phát sinh thông qua hình thức thông tin chi phí được cung cấp theo các trung tâm chi phí (nguồn gay ra chi phí).

Như vậy, kế toán quản trị chi phí trả lời câu hỏi chi phí sẽ là bao nhiêu, thay đổi như thế nào khi có sự thay đổi về sản lượng sản xuất, ai phải chịu trách nhiệm giải thích về những thay đổi bất lợi của chi phí và giải pháp cần đưa ra để điều chỉnh, thì kế toán chi phí trả lời câu hỏi chi phí thực tế phát sinh là bao nhiêu, những chi phí nào được tính vào giá thành sản phẩm, giá thành thực tế của từng đơn vị sản phẩm.

Việc tổ chức kế toán quản trị chi phí cũng cần được tiến hành trên các sổ chi tiết và các tài khoản kế toán quản trị chi phí. Các tài khoản kế toán quản trị chi phí được mở chi tiết từ các tài khoản cấp 1 của kế toán chi phí.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w