Phân loại chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An (Trang 36)

2.3.3Thu thập thông tin về doanh thu

2.4.1 Phân loại chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh là sự tiêu hao nguyên vật liệu, nhân công, khấu hao tài sản cố định và các khoản chi phí khác để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Xét trong quá trình chu chuyển vốn thì chi phí được coi là các yếu tố đầu vào để đổi lấy các yếu tố đầu ra đó là hàng hóa, thành phẩm hay dịch vụ. Trong thực tế có nhiều tiêu thức phân loại chi phí, mỗi tiêu thức đều có ý nghĩa khác nhau đối với quá trình quản trị doanh nghiệp. Trong KTQT chi phí thường được phân theo các tiêu thức sau:

1. Phân loại chi phí theo mức độ hoạt động

Theo cách phân loại loại này, căn cứ vào mối quan hệ của chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh, chi phí chia thành 2 dạng cơ bản:

Chi phí biến đổi hay còn gọi là biến phí đó là các khoản chi phí thường tỷ lệ thuận với kết quả sản xuất hay quy mô hoạt động, ví dụ chi phí vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm...

Chi phí biến đổi có đặc điểm là tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất, nhưng khi tính cho một đơn vị sản phẩm thì chi phí biến đổi cố định. Do vậy để kiểm soát các khoản chi phí biến đổi các nhà quản trị doanh nghiệp thường xây dựng định mức chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị kết quả sản xuất.

Chi phí biến đổi của doanh nghiệp có thể chia thành 2 dạng : Chi phí biến đổi tuyến tính ( tỷ lệ ) đó là các khoản chi phí biến đổi hoàn toàn tỷ lệ thuận với kết

quả sản xuất, ví dụ chi phí vật liệu chính dùng để sản xuất sản phẩm, hoa hồng cho người bán hàng tính theo doanh thu. Để kiểm soát các khoản chi phí biến đổi này các nhà quản trị thường thông qua kết quả sản xuất và định mức chi phí cho 1 đơn vị kết quả.

Sơ đồ 2.1: Đồ thị tổng biến phí

Chi phí biến đổi cấp bậc đó là các khoản chi phí cũng thay đổi nhưng gắn với phạm vi và quy mô của hoạt động.Ví dụ chi phí vật liệu phụ dùng để bảo dưỡng máy móc thiết bị.

Sơ đồ 2.2: Đồ thị biến phí cấp bậc

Chi phí cố định hay còn gọi là định phí đó là các khoản chi phí thường không thay đổi trong phạm vi giới hạn của quy mô hoạt động.

Chi phí cố định có đặc điểm là xét trong giới hạn của quy mô hoạt động thì tổng chi phí không thay đổi, nhưng trong giới hạn đó mà sản lượng sản phẩm sản xuất thay đổi thì chi phí cố định tính cho 1 đơn vị sản phẩm thay đổi. Do vậy các nhà quản trị doanh nghiệp muốn giảm chi phí cần khai thác hết công suất của các

Mức độ hoạt động Tổng biến phí

Tổng biến phí cấp bậc

tài sản cố định đã đầu tư, vì hầu như các tài sản cố định đều tạo ra các khoản chi phí cố định.

Chi phí cố định của doanh nghiệp có thể chia thành 2 dạng: Định phí thuộc tính và định phí bắt buộc. Định phí thuộc tính đó là các khoản chi phí cố định thường gắn với hoạt động của các bộ phận trong tổ chức doanh nghiệp, ví dụ như chi phí thuê nhà xưởng của các phân xưởng. Do vậy khi các bộ phận không tồn tại thì định phí thuộc tính cũng mất đi. Định phí bắt buộc đó là các khoản chi phí thường gắn với cấu trúc của một tổ chức kinh tế, do vậy khi các bộ phận không tồn tại thì định phí bắt buộc vẫn phát sinh, ví dụ tiền thuê văn phòng hoạt động của doanh nghiệp.

Các nhà quản trị kinh doanh muốn kiểm soát các khoản chi phí cố định thường căn cứ vào mức độ của quy mô hoạt động và công suất của các tài sản đang sử dụng.

Sơ đồ 2.3: Đồ thị tổng định phí

Chi phí hỗn hợp đó là các khoản chi phí bao gồm cả biến phí và định phí. Thường ở mức độ hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp thể hiện định phí, khi vượt khỏi mức độ hoạt động căn bản thì chi phí hỗn hợp bao gồm cả biến phí.Trong thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí hỗn thường có trong chi phí sản xuất chung, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

0

Tổng định phí

Mức độ hoạt động Đường biểu diễn định phí

Biến phí

Định phí

Mức độ hoạt động Tổng chi phí

Sơ đồ 2.4: Đồ thị chi phí hỗn hợp

2. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động.

Theo chức năng hoạt động của doanh nghiệp, chi phí chia thành 2 dạng cơ bản:

Chi phí sản xuất đó là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi sản xuất của các doanh nghiệp, thuộc chi phí sản xuất bao gồm :

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu...trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chủ yếu mang tính chất biến phí do vậy các nhà quản trị kinh doanh xây dựng định mức cho các khoản chi phí này để góp phần kiểm soát chi phí.

- Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của công nhân... trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí nhân công trực tiếp chủ yếu mang tính chất biến phí do vậy các nhà quản trị kinh doanh xây dựng định mức cho các khoản chi phí này để góp phần kiểm soát chi phí.

- Chi phí sản xuất chung thường bao gồm nhiều yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí thường bao gồm cả biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản chi phí sản xuất chung thường thể hiện định phí, nhưng khi vượt khỏi mức độ hoạt động căn bản chi phí sản xuất chung bao gồm cả biến phí.Do vậy để kiểm soát chi phí sản xuất chung các nhà quản trị kinh doanh thường tách các yếu tố chi phí sản xuất chung thành biến phí và định phí.

Chi phí ngoài sản xuất đó là các khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi sản xuất của doanh nghiệp, thuộc chi phí này bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

thường bao gồm cả biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản chi phí bán hàng thường thể hiện định phí, nhưng khi vượt khỏi mức độ hoạt động căn bản chi phí bán hàng bao gồm cả biến phí. Do vậy để kiểm soát chi phí bán hàng các nhà quản trị kinh doanh thường tách các yếu tố chi phí bán hàng thành biến phí và định phí.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp thường bao gồm nhiều yếu tố chi phí, mỗi yếu tố chi phí thường bao gồm cả biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản chi phí quản lý doanh nghiệp thường thể hiện định phí, nhưng khi vượt khỏi mức độ hoạt động căn bản chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm cả biến phí. Do vậy để kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp các nhà quản trị kinh doanh thường tách các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp thành biến phí và định phí.

Theo chức năng hoạt động chi phí còn chia thành chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi. Cách phân chia này có tác dụng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp khi doanh nghiệp dự kiến cần sản xuất bao nhiêu sản phẩm thì hết bao nhiêu chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi để từ đó các nhà quản trị kinh doanh đưa ra dự toán cho phù hợp.

Theo chức năng hoạt động chi phí còn chia thành chi phí thời kỳ và chi phí sản phẩm.

- Chi phí thời kỳ đó là các khoản chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán, khoản chi phí này thường ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Thuộc chi phí thời kỳ thường bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Chi phí sản phẩm là những khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất hay quá trình mua hàng. Chi phí sản phẩm thường liên quan và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp nhiều kỳ. Cách phân chia này giúp các nhà quản trị kinh doanh xác định tương đối chính xác lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán. Cách phân chia chi phí theo chức năng hoạt động và từng yếu tố chi phí có ý nghĩa đối với các nhà quản trị kinh doanh trong việc xây dựng các dự toán chi phí nhằm đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh.

chia thành 2 dạng: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

Chi phí trực tiếp đó là các khoản chi phí mà kế toán có thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Ví dụ, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp... Một đối tượng chịu chi phí mà có tỷ trọng chi phí trực tiếp cao thì độ chính xác của chỉ tiêu giá thành, kết quả của các đối tượng càng cao.

Chi phí gián tiếp đó là các khoản chi phí mà kế toán không thể tập hợp trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí, do vậy đối với từng yếu tố chi phí gián tiếp kế toán phải phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Ví dụ, tiền lương của nhân viên phân xưởng... Độ chính xác của chi phí gián tiếp cần phân bổ còn phụ thuộc vào tiêu thức phân bổ.Tiêu thức phân bổ phải lựa chọn cho phù hợp và thường dựa vào những căn cứ khoa học như : Thuận tiện cho việc tính toán, thống nhất cả kỳ hạnh toán, có tính đại diện cao cho chi phí gián tiếp cần phân bổ.

4. Các cách phân loại chi phí khác nhằm mục đích đưa ra quyết định.

Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được. Chi phí kiểm soát được đó là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi quyền của các nhà quản trị đối với các khoản chi phí đó. Như vậy đối với các nhà quản trị cao có phạm vi quyền hạn rộng rãi đối với chi phí hơn các nhà quản trị thấp. Chi phí không kiểm soát được đó là các khoản chi phí phát sinh ngoài phạm vi kiểm soát của các cấp quản trị doanh nghiệp.

Chi phí chênh lệch đó là các khoản chi phí có ở phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở phương án khác.

Chi phí cơ hội đó là lợi ích bị mất đi vì chọn phương án và hành động này thay cho hành động và phương án khác.

Chi phí chìm là những chi phí đã luôn xuất hiện trong các phương án sản xuất kinh doanh. Đây là chi phí mà nhà quản lý phải chấp nhận không có sự lựa chọn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w