- Trong đó: Chi phí lã
kinh doanh tại công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An.
3.3.1 Ưu điểm
Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát tại Tổng công ty, tác giả nhận thấy kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An đã đạt được những kết quả nhất định.
Đối với phân loại và quản trị doanh thu:
Tổng công ty thực hiện phân loại và quản lý doanh thu theo từng lĩnh vực hoạt động. Tổng công ty quản lý chặt chẽ và cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu từng tháng, từng quý, từng loại SP.
Đối với phân loại và quản trị chi phí:
Tổng công ty đã tiến hành phân loại chi phí theo các khoản mục phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm và phân loại chi phí theo chức năng hoạt động gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Ngoài ra, Tổng công ty không thực hiện bất cứ cách phân loại nào khác.
+ Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí SX và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Tổng công ty. Trên cơ sở đó đã xây dựng phương pháp tính giá, hệ thống tài khoản chi tiết, sổ kế toán chi tiết, hệ thông báo cáo phù hợp với đối tượng tính giá thành SP, đúng quy định của chuẩn mực kế toán. Tổng công ty tôn trọng nguyên tắc giá phí trong việc xác định giá trị của các đối tượng cần tính giá, trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho được tính toán theo phương pháp phù hợp với thực tế của Tổng công ty, đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong quy định chế độ kế toán hiện hành. Việc phân loại và tập hợp các loại chi phí được thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả theo đúng chuẩn mực kế toán cho nên xác định giá thành SX hợp lý, phù hợp với thực tế hoạt động SXKD DN.
Đối với phân loại và quản trị kết quả kinh doanh:
Tổng công ty tiến hành phẩn loại và quản trị kết quả kinh doanh theo từng lĩnh vực hoạt động, theo thời gian hàng tháng, hàng quý, hàng năm giúp cho Tổng công ty đánh giá hiệu quả hoạt động của từng loại hoạt động.
Nhìn chung, các cấp quản lý của Tổng công ty cũng như bộ phận kế toán chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, nội dung, nhiệm vụ và yêu cầu phải tổ chức KTQT doanh thu, chi phí và KQKD, coi nội dung kế toán chi tiết là KTQT. Biểu hiện KTQT doanh thu, chi phí và KQKD mờ nhạt, chưa xác định được nội dung, yêu cầu cụ thể về thông tin KTQT phải cung cấp cho từng cấp quản trị của Tổng công ty.
Việc phân loại và quản lý chi phí:
KTQT tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp chỉ mới thực hiện phân loại và quản lý chi phí theo các khoản mục chi phí phục vụ cho việc tính giá thành và kết quả kinh doanh (thực chất là phần hành của KTTC). Chi phí SX có rất nhiều cách phân loại như phân loại chi phí theo mức độ hoạt động (định phí, biến phí, và chi phí hỗn hợp), phân loại chi phí trong lựa chọn phương án (chi phí chìm, chi phí cơ hội, chi phí chênh lệch), phân loại chi phí theo trách nhiệm quản lý (chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát) chưa được coi trọng. Phân loại chi tiết các loại chi phí cho phép nhà quản trị nắm bắt được các loại chi phí phát sinh, nguồn gốc phát sinh chi phí và tìm biện pháp hạ thấp chi phí, nâng cao lợi nhuận. Do chưa thực hiện tốt phân loại chi phí theo quan điểm kế toán quản trị vì vậy mà chưa xây dựng được dự toán chi phí cũng như thu thập, xử lý và phân tích thông tin chi phí một cách hợp lý và khoa học.
Việc phân loại và quản lý kết quả kinh doanh:
Tổng công ty mới chỉ phân loại kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động mà chưa phân loại cụ thể cho từng sản phẩm để quản lý và đánh giá hiệu quả của từng sản phẩm nhằm đưa ra những quyết định cho nhà quản trị.
Về xây dựng hệ thống định mức và lập dự toán:
Tổng công ty mới chỉ xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu và giờ công cho sản xuất sản phẩm phân bón mà chưa xây dựng được hệ thống định mức đầy đủ. Vì vậy Tổng công ty chưa xây dựng được hệ thống dự toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh.
Về việc thu thập thông tin KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh:
Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của Tổng công ty chủ yếu nhằm quản lý doanh thu, chi phí, KQKD theo kế toán tài chính, mà chưa tổ chức thu thập,
và cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và KQKD theo yêu cầu của KTQT. Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An chỉ mới sử dụng hệ thống chứng từ kế toán bắt buộc phục vụ cho công tác KTTC, dẫn tới việc cung cấp thông tin ban đầu phục vụ cho KTQT trong doanh nghiệp chưa đầy đủ, rõ rang, chưa cung cấp đủ thông tin phục vụ cho nhà quản trị trong việc điều hành quản lý hoạt động kinh doanh. KTQT yêu cầu phải bổ sung, thiết kế các mẫu chứng từ, sổ sách, báo cáo mới để thu thập đầy đủ, chi tiết các thông tin kinh tế tài chính theo các chỉ tiêu, yêu cầu của quản trị.
Về việc phân tích thông tin KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh:
Việc phân tích doanh thu, chi phí và KQKD chỉ mới phân tích khái quát các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và KQKD thông qua việc tiến hành so sánh giữa thực tế với kế hoạch đề ra, chủ yếu thực hiện phân tích thông tin tĩnh, chưa xem xét phân tích thông tin trên cơ sở vận động. Chưa vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận là một công cụ quan trọng trong lựa chọn các phương án kinh doanh dựa trên sự phân tích chi phí biến đổi, chi phí cố định, điểm hoà vốn. Qua đó, đánh giá sự thay đổi của một số nhân tố sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được nhằm đưa ra các quyết định điều chỉnh chi phí, giá cả, khối lượng, các quyết định thúc đẩy, đặt giá để tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy, mà các quyết định kinh doanh của Tổng công ty mang tính chủ quan, ý chí áp đặt của Ban lãnh đạo hơn là dựa trên các cơ sở khoa học được xây dựng bởi hệ thống thông tin KTQT.
Kết luận chương 3
Qua tìm hiểu thực trạng KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An, chương 3 luận văn đã trình bày, đánh giá khái quát về KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An, nêu rõ những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. Những hạn chế về kế toán quản trị doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của TCT là cơ sở để tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn KTQT doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Tổng CTCP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An ở chương 4.