Thành phần dinh dưỡng một số loại phụ gia sử dụng trong trồng nấm

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thay thế mạt cưa cao su bằng mụn dừa để trồng nấm bào ngư xám nhật (pleurotus sajorcaju) (Trang 25)

b. Nấm bệnh

2.4.Thành phần dinh dưỡng một số loại phụ gia sử dụng trong trồng nấm

2.4.1 Bột bắp

Hiện nay có nhiều giống bắp đang được trồng ở nước ta, các giống này cho hạt với màu sắc khác nhau như màu vàng, đỏ, trắng. Bắp chứa nhiều tinh bột và hàm lượng xơ thấp, giá trị năng lượng trao đổi cao. Bên cạnh đó hàm lượng protein trong bắp biến động lớn từ 80-120g/ kg phụ thuộc vào giống. Tỷ lệ chất béo trong hạt bắp tương đối cao (4-6%) chủ yếu tập trung trong mầm bắp. Bột bắp khó bảo quản hơn hạt vì chất béo dễ bị oxy hóa (Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm Viện chăn nuôi quốc gia (2001). Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm Việt Nam).

Bảng 8. Thành phần hóa học của một số loại bắp và sản phẩm từ bắp

Thành phần hóa học (% trọng lượng khô) Hạt bắp tẻ trắng Hạt bắp tẻ vàng Hạt bắp tẻ đỏ Hạt bắp nếp Cám bắp Bột lõi bắp Vật chất khô (%) 86,71 87,30 88,11 88,30 84,60 87,50 Protein thô (%) 8,88 8,90 9,27 8,60 9,80 2,60 Lipid thô (%) 4,20 4,40 4,21 4,70 5,10 1,40 Xơ (%) 2,32 2,70 3,05 3,00 2,20 33,50 Dẫn xuất không đạm (NFE) (%) 70,00 69,90 70,08 70,40 65,10 48,60 Khoáng (Ash) (%) 1,31 1,40 1,50 1,60 2,40 1,40 Ca (%) 0,14 0,22 0,09 0,22 0,06 0,10 Phospho (%) 0,30 0,30 0,15 0,33 0,44 0,62

(*Nguồn: Viện Chăn nuôi Quốc gia (2001)_trích bởi Châu Thị Chấp Ngãnh, 2010)

2.4.2. Cám gạo

Cám gạo thường có dạng bột, mềm và mịn chiếm khoảng 10 -12% khối lượng lúa chưa xay xát. Cám được hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt, những hạt gạo bị gãy vỡ, cũng như một phần từ tấm. Cám gạo lau thì không có chứa những hạt gạo gãy vỡ và hàm lượng tấm chiếm tỷ lệ cao. Thành phần của cám gạo có nhiều

loại vitamin, chất béo và nhiều xơ dễ tiêu. Cám rất nhanh bị ôi chỉ vài giờ sau khi chế biến, nguyên nhân là do cám có một số enzymes (chất men) nội tại hoạt động rất mạnh sẽ oxy hóa các nhóm béo chưa no. Thêm vào đó do công nghệ xay xát gạo chưa cao lại ít được đầu tư theo hướng thu cám sạch nên cám thường lẫn rất nhiều loại tạp chất (vỏ trấu, sạn đá,…). Hàng năm trên thế giới có khoảng 40-45 triệu tấn cám được sản suất và 90% là nằm ở châu Á, nơi sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới (Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm Viện chăn nuôi quốc gia (2001) Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia súc – gia cầm Việt Nam).

Bảng 9. Thành phần hóa học của một vài loại cám gạo

Thành phần hóa học (% trọng lượng khô) Cám gạo tẻ xay xát loại 1 Cám gạo tẻ xay xát loại 2 Cám gạo lau Cám gạo nếp Vật chất khô (%) 87,57 90,27 90,00 87,40 Protein thô (%) 13,00 9,76 12,15 11,20 Lipid thô (%) 12,03 6,76 11,43 12,80 Xơ (%) 7,77 18,56 6,85 7,10 Dẫn xuất không đạm (%) 46,40 40,10 52,64 47,00 Khoáng (Ash) (%) 8,37 15,09 6,93 9,30 Ca (%) 0,17 0,32 0,28 0,11 Phospho (%) 1,56 0,54 0,17 1,22

(*Nguồn: Viện Chăn nuôi Quốc gia (2001)_trích bởi Châu Thị Chấp Ngãnh, 2010)

2.4.3 Phân DAP (Di – amoni – phosphate)

Phân DAP là viết tắt tên hóa học của di – amoni – phosphate (NH4)2HPO4

Phân DAP có màu vàng là loại phân hoá học chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có 18% đạm (N) và 46% lân (P2O5) ở dạng hạt cỡ từ 2 đến 4mm, rất cần thiết cho các loại cây trồng vì đây là loại phân phức hợp, dễ hoà tan trong nước, không có tạp chất làm chai cứng đất, giảm chi phí vận chuyển và công bón, hiệu quả cao, nên rất được nông dân ưa chuộng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phân DAP có thể sử dụng để bón cho nhiều loại cây trồng khác nhau. Phân có thể sử dụng để bón lót hoặc bón thúc. Phân DAP thường được sử dụng cho cây ăn trái và rau lá trong giai đoạn cây kiến tạo bộ rễ và ra chồi đâm nhánh mới. Phân DAP có đạm, lân dễ tiêu, không làm chua đất (Nguồn: http://www.ipni.net/publication/nss.nsf/DiammoniumPhosphate.pdf, ngày 19/10/2013).

Theo Lê Duy Thắng (2006) nấm bào ngư khi sinh trưởng phát triển tơ cũng như trong thời gian để cho ra quả thể rất cần cung cấp đủ nguồn đạm cũng như gốc lân.

Tuy nhiên, trong nguồn cơ chất mụn dừa và mạt cưa cao su không cung cấp đủ để nấm phát triển vì vậy cần bổ sung thêm nguồn đạm và gốc lân từ cám gạo, bột bắp và các nguồn khác như các loại phân vô cơ, hữu cơ DAP, ure,… Tuy nhiên không nên cung cấp quá nhiều đạm hay lân sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như chất lượng của quả thể.

2.5 Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm bào ngư ở Việt Nam và trên thế giới 2.5.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm bào ngư ở Việt Nam

Ở Việt Nam, nghề trồng nấm khó có thể được xác định chính xác có từ khi nào. Tuy nhiên nó bắt đầu được biết đến và phát triển vào khoảng cuối những năm 60 và đầu năm 70 với một số trại nấm quy mô tương đối lớn ở Đồng Nai, Hóc Môn, Củ Chi…nhưng chủ yếu trồng nấm mèo, nấm rơm và nấm đông cô. Nấm bào ngư (Pleurotus) bắt đầu trồng đầu tiên tại Thủ Đức vào cuối những năm 70 đầu năm 80. Các trại trồng nấm ở quy mô công nghiệp chủ yếu tập chung tại các tỉnh Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai với cơ chất chính cho nấm bào ngư là mùn cưa. Tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nghề trồng nấm bào ngư cũng đang dần được quan tâm và phát triển trong những năm gần đây. Nguồn thu nhập từ nấm đang tăng lên và riêng các tỉnh phía nam đã đạt được gần 30 triệu USD. Thị trường tiêu thụ ngày càng đa dạng, nhiều đơn đặt hàng ở khu vực Đông nam Á còn có Đài Loan, Nhật, các nước Châu Âu và Châu Mỹ cũng đang trở thành khách hàng của Việt Nam (Lê Duy Thắng et al., 2002).

Đầu năm 2006, sở Nông nghiệp Kiên Giang sản xuất thử 1.000 bịch phôi nấm bào ngư xám nhật trên bụi mụn dừa nhưng chỉ khoảng 828 bịch cho ra nấm với tổng lượng thu 124kg, năng suất trung bình 150g nấm/bịch. Sau mỗi vụ lúa một số nông dân đã tận dụng rơm để trồng nấm bào ngư trắng, sau 45 ngày thu hoạch được khoảng 100 kg nấm/100 bịch meo. Từ năm 2008 đến tháng 8/2010, Trung Tâm Khuyến nông Long An phối hợp với Sở Khoa học Công nghệ Long An, trung tâm Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng Thành phố Hồ Chí Minh thử nghiệm trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm và lục bình tại các huyện Châu Thành, Vĩnh Hưng, Tân Hưng. Kết quả báo cáo ở nghiệm thức rơm kết hợp lục bình (tỷ lệ 1:1), năng suất nấm bào ngư đạt 160kg/100 bịch meo giống, đối với từng cơ chất riêng lẽ chỉ cho năng suất 93kg/100 bịch meo.

Nhật (P. abalonus) trên nguyên liệu mùn cưa và bào ngư trắng (P. florida) trên nguyên liệu rơm rạ đạt năng suất trung bình 600g nấm tươi/kg cơ chất. Hai xã Tường Lộc và Hoà Hiệp cũng đã thí nghiệm trồng nấm bào ngư Nhật trên giá thể rơm đạt hiệu quả tương đối cao với khoảng 500-800g nấm tươi/kg cơ chất. Năm 2004, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Vĩnh Long đã nghiên cứu kỹ thuật nuôi trồng nấm bào ngư trên cơ chất rơm rạ, kết quả đạt 650g/kg rơm khô.

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM thử nghiệm nuôi trồng nấm bào ngư trên bã mía, thân và lá bắp, thu được kết quả sau: với thân bắp, hiệu suất sinh học là 55,58%, ở lá bắp là 60,47% và đạt 86,63% trên bã mía. Bên cạnh đó, năng suất nấm trung bình đối với trường hợp trồng trên mùn cưa cao su khoảng từ 300-400g/bịch 1,5 kg, nếu là mùn cưa tạp chỉ khoảng 200-300g/bịch 1,5 kg. Trường hợp trên bã mía kết quả khả quan hơn, năng suất có thể đạt được 300-500g/bịch 1 kg. Tuy nhiên, khi so sánh về chất lượng thì nấm trên mùn cưa vẫn cho tai nấm tốt hơn. Trên rơm, nấm dễ ra và nhiều, nhưng tai nấm thường nhỏ và mỏng.

Châu Thị Chấp Ngãnh (2010) trồng nấm bào ngư trắng (Pleurotus floria) trên ba loại cơ chất: mùn cưa cao su, bã mía và mụn dừa với sự bổ sung thêm 8% cám gạo, 8% cám bắp và 4% cám trộn với 4% cám bắp. Kết quả cho thấy năng suất nấm trồng trên mùn cưa cao su và bã mía ở những nghiệm thức có bổ sung dinh dưỡng đạt từ 270-300g/kg cơ chất khô và cao hơn so với đối chứng. Kết quả nghiên cứu của Trầm Thị Thanh Hương (2009) trên bốn loại cơ chất: mùn cưa, cùi bắp, bã mía và rơm rạ có sự điều chỉnh C/N bằng phân urea cũng cho kết quả cao ở nghiệm thức trồng bằng cùi bắp và bã mía, đạt hiệu suất sinh học trên 20%.

Dương Hoàng Tú (2011) cũng đã nghiên cứu trồng nấm Bào Ngư Trắng (Pleurotus floria) trên ba loại cơ chất: Mùn cưa cao su, bã mía và mụn dừa với sự bổ sung dinh dưỡng gồm: cám gạo, bột bắp, đậu nành và ure. Kết quả cho thấy hiệu suất sinh học đạt cao nhất là trên giá thể bã mía bổ sung đậu nành và mùn cưa bổ sung đậu nành (63,2-67,0%), kế đến là nghiệm thức mùn cưa và cám bắp (60,7%).

Nguyễn Thúy Oanh (2003) thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu xử lý mụn dừa thành nguyên liệu nuôi trồng nấm bào ngư” được tập thể Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ tỉnh Bến Tre tổ chức thực hiện. Việc nghiên cứu thành công đề tài này giúp Bến Tre có thêm một nghề mới, tạo công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập

cho người dân.

2.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm bào ngư trên thế giới

Hiện nay, nấm ăn được trồng ngày càng phổ biến trên thế giới, chủ yếu là các nước đang phát triển vì một số nguyên nhân: đây là loài duy nhất có khả năng phát triển trên các chất thải nông nghiệp, các cơ chất dùng trồng nấm có giá thành rất rẻ thậm chí là không phải tốn tiền mua và giúp bảo vệ môi trường thông qua việc tái sử dụng chất thải từ công - nông nghiệp, đặc biệt là nấm bào ngư (Pleurotus spp.) có khả năng sử dụng rất nhiều loại chất thải khác nhau làm cơ chất so với các loại nấm khác.

Nấm bào ngư đã được nghiên cứu và trồng thử nghiệm trên nhiều loại cơ chất khác nhau như mùn cưa, lá chuối, rơm lúa mì, lõi ngô, mụn dừa…tại rất nhiều nước trên thế giới với các quy mô khác nhau. Badshah et al. (1992) đã thử nghiệm trồng nấm bào ngư (Pleurotus spp.) trên các cơ chất như bã mía, lõi ngô, mùn cưa và rơm lúa mì. Sản lượng nấm đạt khoảng 185,0 - 432,8g/bịch 2 kg cơ chất, trong đó cơ chất rơm lúa mì cho sản lượng cao nhất sau đó là bã mía, lõi ngô và cuối cùng là mùn cưa.

Ponmurugan et al. (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các cơ chất khác nhau lên sự phát triển và chất lượng của nấm bào ngư trắng. Thí nghiệm sử dụng rơm lúa gạo, rơm lúa miến, bã mía, mùn cưa, giấy thải làm cơ chất. Kết quả cho thấy nấm phát triển mạnh nhất trên rơm lúa gạo (268,94g/kg cơ chất khô), sau đó rơm lúa miến và thấp nhất là mùn cưa (80,33g/kg), giấy thải. Song song đó, các thành phần hóa sinh có trong nấm như đường, protein, amino acid, lipid… cũng được tìm thấy cao nhất ở các tai nấm trồng trên cơ chất rơm lúa gạo tiếp sau là bã mía, mùn cưa và giấy thải. Protein lần lượt chiếm 33,33 và 28,38mg/g, lượng đường tổng cộng chiếm 25,73 và 22,34mg/g trong lượng nấm tươi trên cơ chất rơm lúa gạo và bã mía. Các nguyên tố vi lượng như P, Na, Ca và Mg cũng được tìm thấy cao nhất trên cơ chất rơm lúa gạo so với các cơ chất khác.

Trong khi đó, Prabhakaran et al. (2009) trồng bào ngư trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm, trên cơ chất cotton thải và cám lúa mì năng suất đạt đến 74,35g/200g cơ chất, và chỉ thu được 51,38g/200g cơ chất rơm lúa gạo và cám. Ông cũng đề nghị lượng cám lúa mì bổ sung vào các cơ chất tốt nhất trong khoảng từ 5- 10%.

Florida tại miền tây Java trên cơ chất mùn cưa bổ sung thêm cám gạo với các tỷ lệ lần lượt là 5; 10; 15 và 20%. Kết quả đạt được cao nhất 2317,36g nấm tươi/kg cơ chất khô ở nghiệm thức mùn cưa kết hợp 5% cám gạo so với các nghiệm thức khác. Tương tự như vậy, các cơ chất khác như lá chuối khô, cỏ khô, rơm gạo, bã mía bổ sung 5-15% cám gạo cho năng suất từ 600 đến 1200g nấm tươi/kg cơ chất. Bên cạnh đó, Ahmed et al. (2009) xác định hiệu suất sinh học (B.E) của Pleurotus florida khi trồng trên chất thải cây đậu nành đạt năng suất 875,66g nấm tươi/kg cơ chất khô với giá trị B.E là 87,56%, hàm lượng protein đạt cao nhất 23,5% trọng lượng nấm khô. Theo sau đó là cơ chất đậu nành và rơm lúa gạo 852g/kg cơ chất và B.E là 85,20%. Thấp nhất khi trồng trên cơ chất rơm lúa gạo và rơm lúa mì chỉ 723,66g/kg, hàm lượng protein chiếm 22,66%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài các phụ phẩm thông thường như rơm, mùn cưa, cotton,…Vetayasuporn (2007) đã sử dụng mụn dừa phối hợp cùng mùn cưa với các tỷ lệ lần lượt 1:3, 1:1 và 3:1 trồng nấm bào ngư trắng (Pleurotus florida) năng suất đạt được là 559,67g/kg, 433,98g/kg và 443,94g/kg cơ chất khô, và khi trồng trên cơ chất 100% mụn dừa chỉ cho sản lượng 278,78g/kg, cũng như 100% mùn cưa chỉ đạt 536,85g/kg cơ chất khô.

Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Phương tiện nghiên cứu 3.1.1. Địa điểm và thời gian 3.1.1. Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Nấm Việt (Tổ 16, khu vực Bình Trung, đường Võ Văn Kiệt, phường Long Hòa, quận Bình Thuỷ, Thành phố (Tp.) Cần Thơ), phòng thí nghiệm Sinh học Phân tử Thực vật thuộc Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ.

- Thời gian: từ tháng 8/2013-tháng 11/2013

3.1.2. Nguyên liệu

Giống thuần của nấm Bào ngư xám (Pleurotus sajor – caju) được cung cấp từ DNTN Nấm Việt.

Mạt cưa cao su được thu mua tại Bình Phước, bụi xơ dừa (mụn dừa) được thu mua từ trại Hoa Kiển Ba Du, đường Nguyễn Văn Cừ, quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

Cám gạo và bột bắp được thu từ cơ sở thức ăn gia súc Hồng Phước, đường 30/4 quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.

Vôi bột (CaCO3) và phân DAP được thu mua từ Đại lý Bảo vệ thực vật Hoàng Nguyễn (phường Long Hòa, quận Bình Thủy, Tp. Cần Thơ).

Hình 8. Phân DAP Hình 9. Cám gạo Hình 10. Bột bắp 3.1.3. Thiết bị-dụng cụ và hóa chất

- Thiết bị vô cơ hóa mẫu, thiết bị chưng cất đạm (Đức), lò nung cao độ Nabertherm (Đức), tủ sấy, tủ cấy, bình hút ẩm, nồi khử trùng, lò khử trùng , cân điện tử, chai thủy tinh, kẹp, dao cấy, túi nilon, thun, nút nhựa, …

- Hóa chất: H2SO4 đậm đặc, H2SO4 0.1N, NaOH 40%, H3BO3, Se, Bromocresolgreen, metyl đỏ,...

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của việc thay thế cơ chất mạt cưa cao su bằng mụn dừa đến sự phát triển và chất lượng của nấm bào ngư xám Nhật mụn dừa đến sự phát triển và chất lượng của nấm bào ngư xám Nhật

Mục đích thí nghiệm: tìm ra tỷ lệ cơ chất tối ưu nhất cho việc trồng nấm có năng suất cao và chất lượng tốt.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí như trong Bảng 10. Có 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức là một tỷ lệ phối trộn của hai thành phần cơ chất mạt cưa cao su và mụn dừa với một mức bổ sung chất dinh dưỡng giống nhau cho 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần mỗi lặp lại là 6 bịch phôi.

Bảng 10. Bảng bố trí tỷ lệ cơ chất và thành phần dinh dưỡng bổ sung

Nghiệm thức 1 2 3 4 5 Cơ chất Đối chứng 100% mạt cưa cao su 70% mạt cưa + 30% mụn dừa 50% mạt cưa + 50% mụn dừa 30% mạt cưa +70% mụn dừa 100% mụn dừa Thành phần

Quy trình thực hiện:

Hình 11. Quy trình trồng nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor – caju)

(*Nguồn: quy trình của Lê Duy Thắng, 2006 có điều chỉnh)

Để nuôi trồng nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor – caju) cần phải có giống nấm, giống nấm bao gồm tất cả các dạng mang sinh khối của nấm. Điểm quan trọng là

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thay thế mạt cưa cao su bằng mụn dừa để trồng nấm bào ngư xám nhật (pleurotus sajorcaju) (Trang 25)