b. Nấm bệnh
3.2.1. Khảo sát ảnh hưởng của việc thay thế cơ chất mạt cưa cao su bằng mụn
mụn dừa đến sự phát triển và chất lượng của nấm bào ngư xám Nhật
Mục đích thí nghiệm: tìm ra tỷ lệ cơ chất tối ưu nhất cho việc trồng nấm có năng suất cao và chất lượng tốt.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí như trong Bảng 10. Có 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức là một tỷ lệ phối trộn của hai thành phần cơ chất mạt cưa cao su và mụn dừa với một mức bổ sung chất dinh dưỡng giống nhau cho 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần mỗi lặp lại là 6 bịch phôi.
Bảng 10. Bảng bố trí tỷ lệ cơ chất và thành phần dinh dưỡng bổ sung
Nghiệm thức 1 2 3 4 5 Cơ chất Đối chứng 100% mạt cưa cao su 70% mạt cưa + 30% mụn dừa 50% mạt cưa + 50% mụn dừa 30% mạt cưa +70% mụn dừa 100% mụn dừa Thành phần
Quy trình thực hiện:
Hình 11. Quy trình trồng nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor – caju)
(*Nguồn: quy trình của Lê Duy Thắng, 2006 có điều chỉnh)
Để nuôi trồng nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor – caju) cần phải có giống nấm, giống nấm bao gồm tất cả các dạng mang sinh khối của nấm. Điểm quan trọng là giống cấy phải thuần, không bị lẫn tạp bởi vi trùng, vi khuẩn, nấm mốc hay các loài nấm khác.
Các bước tiến hành được thực hiện theo quy trình của Lê Duy Thắng (2006) và tham khảo kỹ thuật trồng Nấm sò (Pleurotus sp.) của Nguyễn Bá Hai (2009).
Thu hoạch
Mạt cưa cao su xử lý với nước vôi (1%); mụn dừa (3%), vôi được pha với nước tưới đều lên cơ chất.
Ủ đống: mạt cưa cao su 1 ngày và mụn dừa khoảng 2 tuần. Sau đó phối trộn 2 thành phần cơ chất này lại.
Đóng bịch, khử trùng 950C, 10 giờ.
Giống thuần được cung cấp từ DNTN Nấm Việt
Giống cấp 1
Giống cấp 2
Cấy giống vào bịch phôi
Ủ 30 ± 50C đến khi tơ đầy bịch phôi