f. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá
4.4.2 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến hàm lượng protein tổng số của
quả thể nấm (% trên trọng lượng chất khô)
28,37 a 25,64 ab 27,52 ab 23,56 ab 20,12 b 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5 P rot ei n tổng s ố (% )
Hình 15. Biểu đồ hàm lượng ptotein tổng số trung bình của quả thể nấm giữa các nghiệm thức
Ghi chú: NT 1 = Nghiệm thức đối chứng 100% cơ chất mạt cưa cao su; NT 2 = Nghiệm thức 70% cơ chất mạt cưa cao su +30% cơ chất mụn dừa; NT 3 = Nghiệm thức 50% cơ chất mạt cưa cao su + 50% cơ chất mụn dừa; NT4 = Nghiệm thức 30% cơ chất mạt cưa cao su + 70% cơ chất mạt mụn dừa; NT 5 = Nghiệm thức 100% cơ chất mụn dừa. Các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Qua kết quả phân tích thống kê ở Hình 15 và Bảng 19 (Phụ lục 3) cho thấy hàm lượng protein tổng số trung bình của quả thể nấm giữa các nghiệm thức NT 1 (28,37%), NT 2 (25,64%), NT 3 (27,52%) và NT 4 (23,56%) là khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Giữa các nghiệm thức NT 2 (25,64%), NT 3 (27,52%) và NT 4 (23,56%) cũng không khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với NT 5 (20,12%). Riêng NT5 có hàm lượng protein trung bình của quả thể nấm thấp nhất (20,12% ) là khác biệt có ý nghĩa thống kê đối với NT 1 (28,37%). Kết quả này thấp hơn so với kết quả phân tích hàm lượng protein tổng số của Nguyễn Hữu Đống (2002), kết quả hàm lượng protein tổng số của nấm bào ngư Pleurotus spp. phân tích là 30% trên trọng lượng chất khô. Tuy nhiên, ở các nghiệm thức NT 1, NT 2, NT 3, NT 4 hàm lượng
protein tổng số từ 23,56-28,37% là cao hơn so với các nghiên cứu khác như Ahmed et al. (2009); hàm lượng protein cao nhất đạt được ở quả thể nấm bào ngư trên cơ chất rơm đậu tương là 23,50% và thấp nhất là 22,66% trên rơm lúa kết hợp với đậu tương; Arun et al. (2010): hàm lượng protein của quả thể nấm bào ngư là 22% trên cơ chất là rơm đậu tương.
Nguyên nhân sự khác biệt giữa các nghiệm thức có tỷ lệ mạt cưa cao su cao hơn tỷ lệ mụn dừa thì có hàm lượng protein tổng số cao có thể là do trong mạt cưa cao su có phần trăm trọng lượng khô của Nitơ (0,2-1,68%) cao hơn nhiều so với cơ chất mụn dừa (0,3%), đồng thời trong mạt cưa cao su có nguồn dinh dưỡng tốt hơn so với mụn dừa điều này giúp tơ nấm phát triển mạnh và sẽ sản sinh ra nhiều enzymes phân cắt các hợp chất như cellulose, hemicellulose, protein,... thành các phân tử đơn giản, những phân tử này không chỉ kích thích nấm phát triển tăng sinh khối mà khi dư sẽ chuyển hóa thành các hợp chất thứ cấp như protein, đường tích lũy trong quả thể nấm. Trong khi đó trên cơ chất mụn dừa tơ nấm phát triển yếu cho năng suất thấp nên lượng protein tích lũy trong nấm thấp. Sự phân giải các hữu cơ nhanh cùng với hàm lượng lignin thấp cũng là một phần nguyên nhân làm cơ chất mạt cưa cao su hấp thu hàm lượng đạm trung bình, hàm lượng protein tổng số trung bình tốt hơn cơ chất mụn dừa. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Adenipekun và Gbolagade (2006), cho rằng năng suất và chất lượng của tai nấm phụ thuộc vào tình trạng dinh dưỡng từ nguồn giá thể như: tỷ lệ C/N, các vitamin, hoocmon thực vật, các khoáng đa-vi lượng. Theo Asaduzzaman et al. (2008) cũng cho rằng hàm lượng đạm trong tai nấm có liên quan đến mức độ protein có trong giá thể.