f. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá
4.3.1 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến năng suất của nấm bào ngư xám
xám Nhật 53,72 d 134,28 c 204,39 b 221,83 ab 250,06 a 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 NT 1 NT 2 NT3 NT4 NT5 N ăng suấ t nấ m ( g)
Hình 13. Biểu đồ năng suất trung bình của nấm ở các nghiệm thức (đợt 1,2,3)
Ghi chú: NT 1 = Nghiệm thức đối chứng 100% cơ chất mạt cưa cao su; NT 2 = Nghiệm thức 70% cơ chất mạt cưa cao su +30% cơ chất mụn dừa; NT 3 = Nghiệm thức 50% cơ chất mạt cưa cao su + 50% cơ chất mụn dừa; NT4 = Nghiệm thức 30% cơ chất mạt cưa cao su + 70% cơ chất mạt mụn dừa; NT 5 = Nghiệm thức 100% cơ chất mụn dừa. Các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Năng suất nấm tươi trên bịch phôi (g/bịch phôi) ở các các nghiệm thức có sự khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5% Hình 13 và Bảng 15 (Phụ lục 3). Năng suất đạt cao nhất ở NT 1 (250,06g/1200g), kế đến là NT 2 (221,83g/1200g), NT 3 có năng suất nấm tươi trung bình là 204,39g/1200g cơ chất khô, sau đó là NT 4 (134,28g/1200g) và có năng suất thấp nhất là ở nghiệm thức 5 (53,72g/1200g) cơ chất khô cho 3 đợt thu hoạch. Kết quả này khác với kết quả nghiên cứu của Badshah et al. (1992); khi thử nghiệm trồng nấm bào ngư (Pleurotus spp.) trên các cơ chất như rơm, lúa mì, bã mía, lõi ngô, mạt cưa và trồng trên đất. Kết quả của Badshah et al. (1992) cho thấy sản lượng quả thể thu hoạch của một đợt là 49,8g/2000g cơ chất khô nếu tính theo năng suất thì thấp hơn so với nghiệm thức thí nghiệm (250,06g/1200g). Sự khác nhau này
có thể là do môi trường nuôi trồng nấm khác nhau cũng như khác nhau về thành phần dinh dưỡng bổ sung và nguồn giống.
Giải thích cho kết quả năng suất nấm ở các nghiệm thức có tỷ lệ cơ chất mụn dừa cao lại có năng suất thấp hơn so với các nghiệm thức có tỷ lệ mạt cưa cao su cao. Nguyên nhân có thể là do nguồn dinh dưỡng trong mụn dừa không đủ cung cấp để nấm phát triển tốt và việc bổ sung thêm cám gạo, bột bắp và DAP với tỷ lệ trên là chưa phù hợp. Theo quan điểm của Nguyễn Hữu Đống và Đinh Xuân Linh (2000), việc bổ sung các thành phần vi lượng như Fe, Zn, Mn, Mo, B,... có trong các loại dinh dưỡng bổ sung là cần thiết cho nấm. Nguyễn Lân Dũng (2002) cũng cho rằng sự phát triển của nấm đòi hỏi phải được cung cấp một lượng dinh dưỡng cần thiết: glucose, đạm, vitamin B1 và khoáng. Vì vậy để tăng năng suất nấm trên cơ chất là mụn dừa cần phải cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng. Môi trường trồng nấm cũng có thể là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến năng suất của nấm được trồng trên cơ chất là mụn dừa, cơ chất khác nhau sẽ có môi trường nuôi, ủ và phát triển của nấm khác nhau.
Tuy nhiên, qua kết quả thống kê ở Hình 13 cũng cho thấy năng suất nấm ở NT 2 (221,83g/bịch), nghiệm thức có sự phối trộn 70% cơ chất mạt cưa + 30% cơ chất mụn dừa là khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% với nghiệm thức đối chứng 100% cơ chất là mạt cưa cao su (250,06g/bịch). Điều này cho thấy nếu phối trộn giữa mạt cưa và mụn dừa theo một tỷ lệ thích hợp cùng với mức bổ sung dinh dưỡng hợp lý theo tỷ lệ C/N (khoảng 20) vẫn có thể cho nấm phát triển tốt và đạt năng suất cao.