b. Nấm bệnh
2.5.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất nấm bào ngư trên thế giới
Hiện nay, nấm ăn được trồng ngày càng phổ biến trên thế giới, chủ yếu là các nước đang phát triển vì một số nguyên nhân: đây là loài duy nhất có khả năng phát triển trên các chất thải nông nghiệp, các cơ chất dùng trồng nấm có giá thành rất rẻ thậm chí là không phải tốn tiền mua và giúp bảo vệ môi trường thông qua việc tái sử dụng chất thải từ công - nông nghiệp, đặc biệt là nấm bào ngư (Pleurotus spp.) có khả năng sử dụng rất nhiều loại chất thải khác nhau làm cơ chất so với các loại nấm khác.
Nấm bào ngư đã được nghiên cứu và trồng thử nghiệm trên nhiều loại cơ chất khác nhau như mùn cưa, lá chuối, rơm lúa mì, lõi ngô, mụn dừa…tại rất nhiều nước trên thế giới với các quy mô khác nhau. Badshah et al. (1992) đã thử nghiệm trồng nấm bào ngư (Pleurotus spp.) trên các cơ chất như bã mía, lõi ngô, mùn cưa và rơm lúa mì. Sản lượng nấm đạt khoảng 185,0 - 432,8g/bịch 2 kg cơ chất, trong đó cơ chất rơm lúa mì cho sản lượng cao nhất sau đó là bã mía, lõi ngô và cuối cùng là mùn cưa.
Ponmurugan et al. (2007) đã nghiên cứu ảnh hưởng của các cơ chất khác nhau lên sự phát triển và chất lượng của nấm bào ngư trắng. Thí nghiệm sử dụng rơm lúa gạo, rơm lúa miến, bã mía, mùn cưa, giấy thải làm cơ chất. Kết quả cho thấy nấm phát triển mạnh nhất trên rơm lúa gạo (268,94g/kg cơ chất khô), sau đó rơm lúa miến và thấp nhất là mùn cưa (80,33g/kg), giấy thải. Song song đó, các thành phần hóa sinh có trong nấm như đường, protein, amino acid, lipid… cũng được tìm thấy cao nhất ở các tai nấm trồng trên cơ chất rơm lúa gạo tiếp sau là bã mía, mùn cưa và giấy thải. Protein lần lượt chiếm 33,33 và 28,38mg/g, lượng đường tổng cộng chiếm 25,73 và 22,34mg/g trong lượng nấm tươi trên cơ chất rơm lúa gạo và bã mía. Các nguyên tố vi lượng như P, Na, Ca và Mg cũng được tìm thấy cao nhất trên cơ chất rơm lúa gạo so với các cơ chất khác.
Trong khi đó, Prabhakaran et al. (2009) trồng bào ngư trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm, trên cơ chất cotton thải và cám lúa mì năng suất đạt đến 74,35g/200g cơ chất, và chỉ thu được 51,38g/200g cơ chất rơm lúa gạo và cám. Ông cũng đề nghị lượng cám lúa mì bổ sung vào các cơ chất tốt nhất trong khoảng từ 5- 10%.
Florida tại miền tây Java trên cơ chất mùn cưa bổ sung thêm cám gạo với các tỷ lệ lần lượt là 5; 10; 15 và 20%. Kết quả đạt được cao nhất 2317,36g nấm tươi/kg cơ chất khô ở nghiệm thức mùn cưa kết hợp 5% cám gạo so với các nghiệm thức khác. Tương tự như vậy, các cơ chất khác như lá chuối khô, cỏ khô, rơm gạo, bã mía bổ sung 5-15% cám gạo cho năng suất từ 600 đến 1200g nấm tươi/kg cơ chất. Bên cạnh đó, Ahmed et al. (2009) xác định hiệu suất sinh học (B.E) của Pleurotus florida khi trồng trên chất thải cây đậu nành đạt năng suất 875,66g nấm tươi/kg cơ chất khô với giá trị B.E là 87,56%, hàm lượng protein đạt cao nhất 23,5% trọng lượng nấm khô. Theo sau đó là cơ chất đậu nành và rơm lúa gạo 852g/kg cơ chất và B.E là 85,20%. Thấp nhất khi trồng trên cơ chất rơm lúa gạo và rơm lúa mì chỉ 723,66g/kg, hàm lượng protein chiếm 22,66%.
Ngoài các phụ phẩm thông thường như rơm, mùn cưa, cotton,…Vetayasuporn (2007) đã sử dụng mụn dừa phối hợp cùng mùn cưa với các tỷ lệ lần lượt 1:3, 1:1 và 3:1 trồng nấm bào ngư trắng (Pleurotus florida) năng suất đạt được là 559,67g/kg, 433,98g/kg và 443,94g/kg cơ chất khô, và khi trồng trên cơ chất 100% mụn dừa chỉ cho sản lượng 278,78g/kg, cũng như 100% mùn cưa chỉ đạt 536,85g/kg cơ chất khô.
Chương 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU