Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến sự tăng trưởng và phát triển của tơ

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thay thế mạt cưa cao su bằng mụn dừa để trồng nấm bào ngư xám nhật (pleurotus sajorcaju) (Trang 39)

f. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

4.1 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến sự tăng trưởng và phát triển của tơ

nấm bào ngư xám Nhật

nấm bào ngư xám Nhật khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức 5% giữa các nghiệm thức có tỷ lệ khác nhau. Kết quả cho thấy chiều sâu lan tơ trung bình của các bịch phôi ở nghiệm thức có tỷ lệ mạt cưa cao su cao thì có chiều sâu lan tơ lớn hơn so với các nghiệm thức có tỷ lệ mụn dừa cao ở cả 2 giai đoạn khảo sát. Ở giai đoạn 14 ngày sau khi cấy, qua kết quả phân tích thống kê cho thấy chiều sâu lan tơ giữa các nghiệm thức đối chứng 100% cơ chất mạt cưa cao su (NT 1) với NT 2 và NT 3 không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (1,96-2,2cm) nhưng lại có sự khác biệt ý nghĩa thống kê so với NT 4 NT5. Tuy nhiên, NT 2 (1,96cm) lại không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê đối với NT 4 (1,50cm), NT5 (0,78cm) 100% cơ chất là mụn dừa là nghiệm thức có chiều sâu lan tơ thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức. Ở giai đoạn 21 ngày sau khi cấy qua phân tích thống kê thì giữa ba nghiệm thức NT 1, NT 2, NT 3 không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê, chiều sâu lan tơ trung bình là tương đương nhau (4,07-4,65cm), trong đó NT 1 100% cơ chất là mạt cưa cao su là nghiệm thức có tốc độ lan tơ nhanh nhất. Giữa các NT 2, NT 3, NT 4 cũng không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa ba nghiệm thức (3,74-4,11cm) riêng NT 5 là nghiệm thức 100% cơ chất là mụn dừa có chiều sâu lan tơ thấp nhất (2,66cm).

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thay thế mạt cưa cao su bằng mụn dừa để trồng nấm bào ngư xám nhật (pleurotus sajorcaju) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)