f. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá
4.2 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến thời gian thu hoạch của quả thể
52,4 a 52,3 a 54,5 a 58,7 b 69,0 c 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5 TB ngày T h ờ i g ia n (n g ày )
Hình 12. Thời gian trung bình bắt đầu cho thu hoạch quả thể nấm ở các nghiệm thức (đợt 1)
Ghi chú: NT 1 = Nghiệm thức đối chứng 100% cơ chất mạt cưa cao su; NT 2 = Nghiệm thức 70% cơ chất mạt cưa cao su +30% cơ chất mụn dừa; NT 3 = Nghiệm thức 50% cơ chất mạt cưa cao su + 50% cơ chất mụn dừa; NT4 = Nghiệm thức 30% cơ chất mạt cưa cao su + 70% cơ chất mạt mụn dừa; NT 5 = Nghiệm thức 100% cơ chất mụn dừa. Các số có ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5%
Qua kết quả Bảng 16 (Phụ lục 3) cho thấy thời gian bắt đầu cho thu hoạch và kết thúc đợt thu hoạch đầu tiên của nấm (đợt 1) là có sự khác nhau giữa các các nghiệm thức. Thời gian bắt đầu thu hoạch sớm nhất và kết thúc đợt thu hoạch nhanh nhất là ở NT 1 đối chứng 100% cơ chất mạt cưa cao su (46-59 ngày), tiếp đến là NT 2 (47-59 ngày) và NT 3 (47-60 ngày). NT 4 có thời gian bắt đầu thu hoạch là ngày 52 và kết thúc thời gian thu hoạch là vào ngày 64. Còn NT 5 là nghiệm thức có thời gian bắt đầu thu hoạch trễ nhất và thời gian kết thúc đợt thu hoạch chậm nhất (59-77 ngày). Tuy nhiên qua phân tích thống kê và biểu đồ Hình 12 thì thời gian thu hoạch và thời gian kết thu đợt thu hoạch trung bình giữa 3 nghiệm thức NT 1 (52,4 ngày), NT 2 (52,3
ngày), NT 3 (54,5 ngày) là khác biệt không có ý nghĩa thống kê, nhưng có khác biệt ý nghĩa thống kê đối với NT 4 (58,7 ngày) và NT 5 (69,0 ngày). NT 4 và NT 5 có khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê, NT 4 có thời gian thu hoạch và kết thúc thời gian thu hoạch nhanh hơn NT 5. Kết quả này là hợp lý với chỉ tiêu về thời gian tơ lan kín bịch phôi trên các nghiệm thức đã được khảo sát trước đó. Ở những nghiệm thức có tỷ lệ thành phần mạt cưa cao su cao thì thời gian cho ra quả thể sớm và thời gian thu hoạch giữa các bịch phôi trong cùng một nghiệm thức là không chênh lệch quá xa so với thành phần cơ chất là mụn dừa.
Nguyên nhân quan trọng dẫn đến quả thể nấm phát triển chậm, thời gian thu hoạch kéo dài ở các nghiệm thức có tỷ lệ mụn dừa cao có thể là do trong mụn dừa có chứa nhiều hợp chất lignin và nguồn dinh dưỡng không đủ cung cấp để nấm sử dụng cho ra quả thể. Điều này tương tự với nghiên cứu trên cơ chất là xơ dừa của Ramasamy et al. (1985); cơ chất có chứa cellulose sẽ thích hợp và dễ dàng cho nấm phát triển, trong khi đó hợp chất không phải cellulose như lignin sẽ kéo dài thời gian thu hoạch của quả thể nấm vì nó có vai trò là tham gia vào hoạt động trao đổi chất hơn là kích thích sự phát triển của nấm. Ngoài yếu tố là thành phần dinh dưỡng thì ở giai đoạn tạo quả thể nấm cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm tương đối,...nên thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể chậm và kéo dài những nghiệm thức có tỷ lệ mụn dừa cao như ở nghiệm thức 4 và nghiệm thức 5.
Tuy nhiên ở nghiệm thức 2,3 với tỷ lệ pha trộn lần lượt là 70% mạt cưa cao su + 30% mụn dừa (NT 2) và 50% mạt cưa cao su + 50% mụn dừa (NT 3) thì thời gian thu hoạch quả thể ở đợt 1 và thời gian kết thúc thu hoạch đợt 1 là không khác biệt với NT 1 đối chứng 100% cơ chất là mạt cưa cao su. Nguyên nhân có thể là do khi pha trộn giữa cơ chất mạt cưa cao su và mụn dừa thì làm tăng độ thoáng khí cung cấp một lượng oxy vừa đủ để tơ nấm phát triển tốt trong bịch phôi đồng thời khả năng giữ ẩm tốt của mụn dừa kết hợp một phần lấy nguồn dinh dưỡng từ cơ chất mạt cưa cao su đã tạo điều kiện thuận lợi để quả thể phát triển nhanh.