Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến hiệu quả kinh tế sản xuất nấm bào

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thay thế mạt cưa cao su bằng mụn dừa để trồng nấm bào ngư xám nhật (pleurotus sajorcaju) (Trang 51)

f. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp đánh giá

4.5 Ảnh hưởng của thành phần cơ chất đến hiệu quả kinh tế sản xuất nấm bào

ngư xám Nhật

Từ kết quả thống kê Hình 13 và Bảng 15 (Phụ lục 3) cho thấy năng suất trung bình ở NT 2 là 221,83g/ tổng 3 đợt đợt thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với NT 1 nghiệm thức đối chứng (250,06g/tổng 3 đợt) và nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Qua kết quả ở Bảng 14 cho thấy hiệu quả lợi nhuận kinh tế cao nhất ở NT 1 là 210,47%/tổng 3 đợt, kế đến là NT 2 185,01%/tổng 3 đợt. Có năng suất thấp hơn là ở NT 3 có hiệu quả lợi nhuận kinh tế là 168,72% thấp hơn so với nghiệm thức NT 1 và NT 2. Còn ở nghiệm NT 4 (70% mụn dừa + 30% mạt cưa cao su) có hiệu quả lợi nhuận kinh tế thấp hơn 100% lợi nhuận và ở nghiệm thức 5 không có lợi nhuận nên không tính hiệu quả kinh tế.

Bảng 14. Lợi nhuận kinh tế thu được sau 3 đợt thu hoạch quả thể nấm ở các nghiệm thức trên 1.000 bịch phôi

Ghi chú: NT 1 = Nghiệm thức đối chứng 100% cơ chất mạt cưa cao su; NT 2 = Nghiệm thức 70% cơ chất mạt cưa cao su +30% cơ chất mụn dừa; NT 3 = Nghiệm thức 50% cơ chất mạt cưa cao su + 50% cơ chất mụn dừa; NT4 = Nghiệm thức 30% cơ chất mạt cưa cao su + 70% cơ chất mạt mụn dừa; NT 5 = Nghiệm thức 100% cơ chất mụn dừa. (NT5 không có lợi nhuận nên không tính % lợi nhuận)

Nguyên nhân có thể là do nguồn dinh dưỡng trong cơ chất mụn dừa không đủ cũng như không thích hợp cho nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor-caju) phát triển do trong mụn dừa chứa nhiều hợp chất lignin làm ức chế khả năng phân giải các hợp chất hữu cơ của enzymes trong mụn dừa để có thể cung cấp dinh dưỡng cho nấm. Tuy nhiên, qua kết quả phân tích thống kê về chiều sâu lan tơ, thời gian bắt đầu thu hoạch quả thể, năng suất thu hoạch trung bình của quả thể, hiệu quả lợi nhuận kinh tế của nấm cũng như các thành phần dinh dưỡng có trong quả thể nấm cho thấy ở tỷ lệ phối trộn 30% mụn dừa + 70% mạt cưa cao su vẫn cho kết quả tương đồng và không khác biệt với nghiệm thức 100% cơ chất là mạt cưa cao su.

Như vậy, qua các kết quả và các phân tích trên cho thấy khả năng thay thế hoàn

Nghiệm thức Chi phí Đơn vị (Đồng) NT 1 NT 2 NT 3 NT 4 NT 5 Tổng chi phí 2.685.000 2.595.000 2.535.000 2.475.000 2.385.000 Tổng thu 8.336.000 7.396.000 6.812.000 4.476.000 1.792.000 Lợi nhuận 5.651.000 4.801.000 4.277.000 2.001.000 -593000 % Lợi nhuận 210,47% 185,01% 168,72% 80,85% -

toàn 100% cơ chất mạt cưa bằng cơ chất mụn dừa để trồng nấm bào ngư xám Nhật (Pleurotus sajor-caju) là không thể. Tuy nhiên, để có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu mụn dừa sẵn có, cũng như góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, giảm được một phần nguồn nguyên liệu mạt cưa cao su cho việc trồng nấm,… có thể phối trộn giữa mạt cưa cao su và mụn dừa theo tỷ lệ 30% mụn dừa + 70% mạt cưa cao su (NT 2) vẫn cho hiệu quả kinh tế khá cao và không khác biệt so với trồng nấm bào ngư xám Nhật trên 100% cơ chất là mạt cưa cao su. Kết quả về chiều sâu lan tơ trung bình của nấm ở NT 2 là 1,96cm (sau 14 ngày) và 4,11cm (sau 21 ngày), thời gian tơ lan kín bịch phôi là (44 ngày), thời gian thu hoạch quả thể (trung bình 52,3 ngày), năng suất thu hoạch nấm (221,83g/tổng 3 đợt), hiệu suất sinh học (18,49%/tổng 3 đợt), chất lượng quả thể nấm (độ ẩm: 90,41%, protein tổng số: 25,64%, hàm lượng tro:5,99 %) là khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với NT 1 (100% cơ chất mạt cưa cao su).

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng thay thế mạt cưa cao su bằng mụn dừa để trồng nấm bào ngư xám nhật (pleurotus sajorcaju) (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)