5. Phương pháp nghiên cứu
2.4.3. Thực trạng phát triển đội ngũ giảng viên
2.4.3.1. Công tác tuyển dụng giảng viên
Trên cơ sở Pháp lệnh cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành [16, 17]. Quy trình tuyển dụng giảng viên Học viện như sau:
a. Tuyển dụng
Quy trình tuyển dụng tiến hành theo trình tự: Lập kế hoạch tuyển dụng, Thông báo tuyển dụng, Sơ tuyển và thi tuyển chính thức
+) Lập kế hoạch tuyển dụng: Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc thực tế của các đơn vị, nhu cầu tuyển dụng của từng đơn vị, kế hoạch biên chế được duyệt và khả năng tài chính của Học viện, Phòng TCCB xây dựng kế hoạch tuyển dụng, trình Giám đốc, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét phê duyệt kế hoạch tuyển dụng.
+) Thông báo tuyển dụng: 30 ngày trước ngày tuyển dụng, Học viện thông báo công khai về tiêu chuẩn, điều kiện, số lượng, chức danh cần tuyển, nội dung, hồ sơ tuyển trên webside của Học viện và niêm yết công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ.
Việc thông báo này đảm bảo cho các ứng viên có nhu cầu biết được thông tin tuyển dụng của Học viện để đăng ký tham gia.
+) Hình thức tuyển dụng: Thi tuyển đối với ngạch giảng viên. Tuy nhiên, trên thực tế Học viện cũng sử dụng hình thức xét tuyển giảng viên.
Biểu đồ 2.10: Kết quả tuyển dụng giảng viên (Nguồn: Phòng TCCB)
Qua số liệu trên cho thấy trong năm 2009 Học viện chỉ tuyển được 02 giảng viên, mà nhu cầu giảng viên vẫn tăng lên vì quy mô sinh viên ngày càng tăng. Ngay cả quy mô về học viên Cao học cũng như các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày cũng tăng.
Cho thấy việc tuyển dụng của Học viện vẫn chưa được đầu tư một cách nghiêm túc và tích cực. Nguyên nhân là do đặc thù của Học viện, đào tạo cán bộ quản lý cho ngành giáo dục nên đa phần giảng viên đáp ứng được yêu cầu không phải là nhiều, đa phần họ đã có kinh nghiệm trong công việc và công việc ổn đinh, nên việc tuyển dụng hay thuyên chuyển công tác đối với ứng viên là không nhiều
2.4.3.2. Quản lý, sử dụng giảng viên đã tuyển dụng
Việc quản lý và sử dụng giảng viên được giao trực tiếp cho các cấp quản lý tại Khoa, bộ môn. Ngoài ra, việc quản lý đội ngũ giảng viên theo từng mảng nội dung công việc còn do một số phòng chức năng đảm nhiệm. trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ đi sâu phân tích công tác quản lý việc thực hiện nhiệm vụ chính của giảng viên, liên quan trực tiếp tới Ban Giám đốc, Phòng TCCB, Phòng Đào tạo, Phòng Quản lý khoa học.
Việc quản lý giảng viên chủ yếu dựa vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên. Có 04 nhóm nhiệm vụ: Nhiệm vụ giảng dạy; nhiệm vụ Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; nhiệm vụ học tập nâng
a. Nhiệm vụ giảng dạy
Quản lý việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của giảng viên trong trường học có tính đặc thù. Không chỉ là việc nội bộ của Tổ chuyên môn do tổ trưởng chịu trách nhiệm mà còn chịu sự quản lý trực tiếp của Phòng Đào tạo.
Nếu căn cứ vào số lượng giờ giảng thì các giảng viên của Học viện cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ, số liệu thống kê cho thấy giảng viên các khoa giảng dạy thừa giờ khá nhiều ví dụ: Khoa quản lý số giờ thừa đã lên đến 2763 giờ trong năm 2011 (kể cả việc dạy các lớp bồi dưỡng).
- Với số lượng sinh viên, học viên Học viện ngày càng tăng (tháng 9/2010 số sinh viên chính quy 2512, liên thông 400; Học viên Cao học 433). Việc hướng dẫn sinh viên, học viên xây dựng đề cương báo cáo tốt nghiệp là lượng công việc lớn phải đảm nhận.
- Việc dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên chưa được thực hiện thường niên và cũng chưa có sự tham gia của phòng Đào tạo.
- Việc biên soạn giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa được quan tâm chú trọng nên chưa có tác phẩm nào được viết.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyên giao công nghệ
Đây là một nhiệm vụ mà trong 5 năm gần đây Học viện đã hoàn thành ở mức độ khá. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học thường chỉ giảng viên có kinh nghiệm và trình độ tham gia, còn giảng viên trẻ chưa có kinh nghiệm tham gia hầu như là rất ít.
* Về đề tài khoa học:
STT Phân loại đề tài Số lượng đề tài các cấp
2006 2007 2008 2009 2010 1 Đề tài cấp NN 1 2 Đề tài cấp Bộ* 13 16 5 12 5 3 Đề tài cấp trường 8 4 4 6 2 4 Tổng 21 20 9 18 8
Bảng 2.3: Số lượng đề tài khoa học của Học viện qua các năm Nguồn: Phòng Quản lý khoa học
Số lượng đề tài
Số lượng cán bộ tham gia Đề tài cấp NN Đề tài cấp Bộ* Đề tài cấp trường Từ 1 đến 3 đề tài 53 46 Từ 4 đến 6 đề tài Trên 6 đề tài Tổng số cán bộ tham gia 53 46
Bảng 2.4: Số lượng giảng viên tham gia thực hiện đề tài từ năm 2006 đến nay (2010)
Nguồn: Phòng Quản lý khoa học
Tuy rằng, Học viện đã có 01 đề tài cấp nhà nước, nhưng số giảng viên tham gia nghiên cứu đề tài này là không có vì đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học ngoài Học viện
Trong 5 năm trở lại đây mới chỉ có 53 lượt giảng viên tham gia nghiên cứu đề tài cấp Bộ, 46 lượt giảng viên tham gia nghiên cứu đề tài cấp Học viện một con số khá khiêm tốn. Vì đa phần giảng viên có kinh nghiệm tham gia nghiên cứu, nên số lượt tham gia của họ là rất nhiều, số lượng giảng viên trẻ hầu như không tham gia.
Trong 5 năm trở lại đây, Học viện chưa hề có doanh thu từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
* Về việc tham gia viết bài tổng thuật khoa học
Số lượng bài viết của giảng viênđược đăng trên tập chí khoa học cũng không nhiều, trong 5 năm trở lại đây số liệu được thống kê như sau:
ST T Phân loại tạp chí Số lượng 2006 2007 2008 2009 2010 1 Tạp chí KH quốc tế 1 2 Tạp chí KH cấp Ngành trong nước 3 5 4 5 1 3 Tạp chí / tập san của cấp trường 5 4 1 1 1 4 Tổng 8 10 7 9 2
Bảng 2.5: Số lượng bài của giảng viên được đăng tạp chí trong 5 năm gần đây
Số lượng CBGD có bài báo đăng trên tạp chí Nơi đăng Tạp chí KH quốc tế Tạp chí KH cấp Ngành trong nước Tạp chí / tập san của cấp trường Từ 1 đến 5 bài báo 1 9 11 Từ 6 đến 10 bài báo Từ 11 đến 15 bài báo Trên 15 bài báo
Tổng số cán bộ tham gia 1 9
Bảng 2.6: Số lượng giảng viên của Học viện tham gia viết bài đăng tạp chí trong 5 năm gần đây
Nguồn: Phòng QLKH
Số lượng báo cáo khoa học do giảng viên của Học viện báo cáo tại các Hội nghị, Hội thảo, được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu trong 5 năm gần đây:
TT Phân loại hội thảo
Số lượng
2006 2007 2008 2009 2010 1 Hội thảo quốc tế
2 Hội thảo trong nước
1 3 Hội thảo cấp
trường
4 Tổng 1
Bảng 2.7: Số lượng báo cáo khoa học của giảng viên
Nguồn: Phòng QLKH
Số lượng giảng viên của Học viện có báo cáo khoa học tại các Hội nghị, Hội thảo được đăng toàn văn trong tuyển tập công trình hay kỷ yếu trong 5 năm gần đây:
Số lượng CB có báo cáo khoa học tại các Hội nghị, Hội thảo
Cấp hội thảo Hội thảo quốc tế Hội thảo trong nước Hội thảo ở trường Từ 1 đến 5 báo cáo 1 25 Từ 6 đến 10 báo cáo Từ 11 đến 15 báo cáo Trên 15 báo cáo
Tổng số cán bộ tham gia 1 25
Bảng 2.8: Số lượng giảng viên có bài báo cáo đăng toàn văn
Số liệu trên minh chứng một cách rõ ràng sự mất cân đối trong việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên. Giảng viên tham gia giảng dạy với khối lượng lớn, nhưng chưa chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học.
Một nguyên nhân quan trọng là trong định hướng quản lý của Học viện Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được chú trọng, thể hiện qua các quy định liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học. Chưa có quy chế bắt buộc giảng viên nghiên cứu khoa học, chưa phải là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua. Mặt khác chế độ đãi ngộ trong hoạt động nghiên cứu khoa học còn chưa khuyến khích được giảng viên đầu tư chất xám vào hoạt động này.
c. Nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng của giảng viên. Việc thực hiện tốt nhiệm vụ này góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên. Số lượng giảng viên trẻ của Học viện rất nhiều nên việc học rất thuận lợi, họ có khả năng cập nhật kiến thức, nỗ lực đầu tư học tập nâng cao trình độ.
2.4.3.3. Công tác kiểm tra đánh giá, khuyến khích giảng viên
Công tác kiểm tra đánh giá giảng viên có sự tham gia chủ yếu của Khoa, tổ bộ môn và phòng đào tạo. Trên thực tế, phòng Đào tạo hầu như không tham gia kiểm tra đánh giá chuyên môn, chỉ kiểm tra đánh giá về hành chính đối với giảng viên. Chưa có tiêu chí đánh giá giảng viên rõ ràng và cũng chưa có phòng thanh ta, khảo thí. Vì vậy, việc đánh giá còn mang tính cào bằng, trung bình chủ nghĩa, chưa khuyến khích được những giảng viên tích cực, đồng thời cũng chưa hạn chế được những điểm chưa tích cực của họ.
Như vậy, qua những phân tích trên đây có thể thấy tình hình phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện Quản lý giáo dục ngoài những điểm mạnh dễ thấy như lực lượng trẻ, năng động, trình độ đội ngũ đạt chuẩn đào tạo... thì công tác phát triển đội ngũ giảng viên không thể không chú ý đến những vấn đề nổi cộm sau;
Thứ nhất: Quy mô đào tạo của Học viện ngày một tăng, đòi hỏi việc tăng quy mô đội ngũ giảng viên
Thứ hai: Thực trạng đội ngũ giảng viên hiện tại còn thiếu, cơ cấu không cân đối:
- Lực lượng cán bộ không tham gia giảng dạy so với lực lượng tham gia giảng dạy vẫn còn cao (39%/61%).
- Học viện Quản lý giáo dục hiện đang bị hụt hẫng, thiếu lực lượng kế cận, hướng dẫn truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ trẻ nên phải sử dụng ngay lực lượng trẻ chưa trải qua rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm. Lực lượng trẻ, mới tuyển và có thời gian công tác dưới 10 năm chiếm tỷ trọng cao. Lực lượng giảng viên trẻ tuy năng động, dễ tiếp cận cái mới, nhưng điểm yếu nổi bận là thiếu kinh nghiệm, chưa yêu tâm công tác, thiếu tính ổn định.
- Nam ít, nữa nhiều, trong đó lực lượng nữ trong độ tuổi sinh sản chiếm khá cao gây mất cân bằng giới, khó khăn về số lượng khi sảy ra tình trạng nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ với số lượng lớn,...
- Ngành đào tạo của Học viện chưa nhiều Thứ 3: Công tác quản lý
- Đội ngũ cán bộ quản lý: Thiếu hụt lực lượng kế cận, trình độ học vấn chưa cao, nữ giới quá ít trong khi lực lượng giảng viên nữ chiếm tỷ trọng lớn.
- Lực lượng cán bộ quản lý trực tiếp đội ngũ giảng viên, đặc biệt phòng TCCB chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Chưa có những chính sách cần thiết để cuốn hút, khuyến khích giảng viên giỏi, có kinh nghiệm và giảng viên trẻ làm việc lâu dài và ổn định tại Học viện.
- Giảng viên mới chỉ hoàn thành và hoàn thành tốt số lượng giờ giảng (chất lượng giờ giảng vẫn chưa có công cụ và phương pháp đánh giá), trong khi đó giảng viên chưa hoàn thành tốt các nhiệm vụ khác đặc biệt là giảng viên trẻ; Nghiên cứu khoa học. Nguyên nhân, giờ giảng nhiều nhưng chưa có quy định mang tính bắt buộc và khuyến khích giảng viên thực hiện các nhiệm vụ khác trong đó có nhiệm vụ NCKH.
Công tác kiểm tra- đánh giá còn mang tính hình thức và trung bình chủ nghĩa; không có công cụ đo lường để đánh giá.