Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3.2.Yếu tố chủ quan

1.3.2.1. Uy tín thương hiệu của cơ sở đào tạo

Uy tín, thương hiệu của trường càng mạnh thì càng thu hút được giảng viên và công tác phát triển giảng viên gặp nhiều thuận lợi hơn. Bất cứ ai cũng muốn làm việc trong một tổ chức có uy tín, được nhiều người biết đến và bản thân họ lo sợ khi phải rời bỏ tổ chức. Khi các trường có uy tín và thương hiệu trên thị trường thì mối liên hệ giữa giảng viên và nhà trường sẽ càng gắn bó hơn, công tác quản lý giảng viên sẽ dễ dàng hơn. Mặt khác, uy tín và thương hiệu của nhà trường sẽ giúp ích rất lớn trong công tác tuyển sinh, góp phần tăng thêm việc làm, thu nhập và các chính sách đãi ngộ giảng viên sẽ tốt hơn. Đây cũng là một động lực khiến giảng viên muốn gắn bó với nhà trường, tạo thuận lợi cho công tác quản lý giảng viên.

1.3.2.2. Môi trường nhân văn trong nhà trường

Môi trường nhân văn cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý. Nó tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên. Bầu không khí làm việc trong trường chân tình, thân ái, tất cả vì học sinh – sinh viên, mình vì mọi người, mọi người vì mình, nội bộ đoàn kết sẽ là động lực

thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác phát triển giảng viên.

1.3.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất

Điều kiện cơ sở vật chất cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu muốn kiểm tra, đánh giá giảng viên, đồng thời tạo điều kiện cho giảng viên làm việc tốt, hiệu quả cao thì cần có hệ thống cơ sở vật chất với trang thiết bị đồng bộ. Đồng thời, khi các thông tin, dữ liệu được lưu trữ đầy đủ thì công tác phát triển giảng viên sẽ được dễ dàng hơn rất nhiều.

1.3.2.4. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường không nhiều nhưng có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Những người làm công tác quản lý GD&ĐT đòi hỏi không những phải có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng mà còn phải có tài năng quản lý. Đó là: có năng lực chỉ đạo và tổ chức thực hiện, năng lực bao quát tiên đoán tình hình nhanh. Nói cách khác, cán bộ quản lý GD&ĐT phải là những người đầu đàn trong giảng dạy, nắm chắc và hiểu sâu sắc mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo, biết chỉ đạo tổ chức giảng dạy học tập hiệu quả, là trung tâm tập hợp thu hút đội ngũ giảng viên, học sinh, sinh viên, người học, được đồng nghiệp kính trọng.

1.3.2.5. Bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý đòi hỏi phải gọn nhẹ, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, hoạt động có hiệu quả, nếu không sẽ sinh phiền hà, tiêu cực. Nhưng gọn nhẹ, phân cấp không hợp lý sẽ trở nên thiếu bao quát, xa rời thực tiễn. Vì vậy, xây dựng bộ máy quản lý hợp lý có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển nhà trường, trong đó có công tác phát triển đội ngũ giảng viên.

1.3.2.6. Trình độ, nhận thức của đội ngũ giảng viên

Phần lớn nhận thức của đội ngũ giảng viên đều rất tốt. Họ là những người dễ tiếp thu những cái mới, hiểu được vai trò, sứ mệnh của mình trong nhà trường nên luôn cố gắng, mẫu mực trong công tác và sinh hoạt. Đây là yếu tố thuận lợi cho công tác phát triển giảng viên. Tuy nhiên, việc phát huy được thế mạnh của đội ngũ giảng viên lại phụ thuộc nhiều vào thái độ của giảng viên, mức độ tích cực trong thái độ của giảng viên và bản thân điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào cơ chế, chính sách và phương pháp quản lý của nhà trường.

Việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển giảng viên của nhà trường giúp nhà quản lý có những giải pháp phù hợp khi thực hiện việc phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường. Tùy thuộc vào từng loại yếu tố ảnh hưởng, nhà quản lý phải có những biện pháp phù hợp. Với các yếu tố bên ngoài, nhà quản lý cần phát huy những thế mạnh của những yếu tố tích cực đồng thời khắc phục làm giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực khác. Với các yếu tố bên trong, nhà quản lý cần có những biện pháp hợp lý, kịp thời, mềm dẻo hay dứt khoát để làm tăng thêm những ảnh hưởng tích cực, khắc phục hoặc thay đổi thậm chí xóa bỏ một phần hoặc hoàn toàn những yế tố tiêu cực đang tồn tại.

Tóm lại, việc phát triển đội ngũ giảng viên là một công việc quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của bất kỳ cơ sở giáo dục, đào tạo nào. Đây là một công việc cần được tiến hành thường xuyên và liên tục, cần được nghiên cứu kỹ để có cơ sở phát triển đội ngũ giảng viên.

Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo liên quan đến quy mô, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ nhà giáo.

Nội dung chủ yếu các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên là: quy hoạch đội ngũ về số lượng; cơ cấu; chất lượng bao gồm cả các hoạt động: tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển và kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 40)