5. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Giới thiệu chung về đội ngũ cán bộ, giảng viên
Theo số liệu thống kê của Phòng TCCB, đến ngày 20/6/2011 Tổng số cán bộ công chức, giảng viên, nhân viên cơ hữu và hợp đồng ngắn hạn trong Học viện QLGD là 186 người trong đó giảng viên cơ hữu là 113 người, giảng viên thỉnh giảng là 51 người.
Học viện đã rất quan tâm đến vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên cơ hữu. Trong mọi trường hợp, đội ngũ giảng viên của Học viên cơ bản hoàn thành tốt công việc do Học viện giao. Vì giảng viên thỉnh giảng của Học viện khá cao (51 giảng viên) nên có sự uyển chuyển trong vấn đề sử dụng giảng viên, khi cần có thể huy động số đông, khi ít chỉ cần duy trì số lượng
vừa phải để tiết kiệm được chi phí, đồng thời tạo tính cạnh tranh cao giữa đội ngũ cán bộ giảng viên của Học viện.
Số lượng giảng viên thình giảng chiếm tỷ lệ khá cao 31% và có trình độ rất cao: 01 Giáo sư, 14 Phó giáo sư, 03 Tiến sĩ khoa học, 20 Tiến sĩ. Điều này cũng thể hiện sự thiếu hụt giảng viên có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực đang đào tạo của Học viện, đặc biệt là về QLGD.
Tại Học viện, trong tổng cố cán bộ, giảng viên cơ hữu 186 người thì số lượng không tham gia giảng dạy là 73 người/186 (chiếm 39%)
. Tương quan giữa đội ngũ tham gia giảng dạy và lực lượng không tham gia giảng dạy có thể thấy rõ qua biểu đồ sau: Chú ý cách viêt trong biểu đồ , phải ghi rõ ..73 người, chiếm 39% tổng sô cán bộ, giảng viên
Biểu đồ 2.1: Đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu (Nguồn: Phòng TCCB)
Số liệu trên cho ta thấy, tỷ lệ cán bộ, nhân viên không tham gia giảng dạy chiếm tỷ lệ rất lớn 39% lực lượng cán bộ cơ hữu của Học viện. Đây là một tỷ lệ rất không hợp lý, cho thấy lượng lượng lao động gián tiếp quá cao, chi phí cố định của Học viện cho lực lượng này cũng chiếm tỷ trọng cao.
Sở dĩ có tình trạng này một phần là do lịch sử để lại. Học viện, trong quá trình hình thành và phát triển, đã được ghep, sát nhập, nâng cấp, do đó lực lượng cán bộ, nhân viên không tham gia giảng dạy là khá đông. Trong những năm gần đây, Học viện đã giải quyết một số trường hợp nghỉ hưu, nhưng cho đến hiện tại số lượng người trực tiếp tham gia giảng dạy và số
2.3.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên
Tính đến ngày 20/6/2011, Học viện QLGD có tổng số 113 giảng viên cơ hữu, trong đó có 21 giảng viên kiêm nhiệm làm cán bộ quản lý (chiếm 18,6%).
Bên cạnh những đặc điểm chung như các trường ĐH, CĐ khác, đội ngũ giảng viên Học viện QLGD cũng có những đặc điểm riêng cần được xem xét, đánh giá để có thể tìm ra giải pháp thích hợp cho quá trình phát triển chung của Học viện.
2.3.2.1. Về độ tuổi
Biểu đồ 2.2: Độ tuổi đội ngũ giảng viên
- Nhóm tuổi >60: chiếm 2%, nhóm tuổi 51-60 chiếm 19%, nhóm tuổi 41-50 chiếm 18% cho thấy đã có sự cân đối đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, những giảng viên chủ chốt đầu ngành trong một trường đại học. Sự cân đối này sẽ giúp Học viện tuyển dụng giảng viên mới và đủ đội ngũ để truyền thụ kinh nghiệm quý báu của những nhà giáo có thâm niên giảng dạy.
- Nhóm tuổi 30 – 40: đây là lực lượng giảng dạy nòng cốt của Học viện. Nhóm tuổi này chiếm tỷ lệ 30% cao thứ hai trong các độ tuổi của lực lượng giảng viên Học viện. Đặc điểm nhóm này là họ tích lũy được kinh nghiệm giảng dạy, phần lớn đều đã đầu tư thời gian học tập nâng cao trình độ. Hơn nữa, là những người trưởng thành khi đất nước đã chuyển sang cơ chế đổi mới nên khả năng hội nhập, thích nghi với thời đại mới tốt. Tuy
nhiên, vấn đề đặt ra đối với nhóm này là ở chỗ, đây cũng chính là đối tượng mà các doanh nghiệp, các trường đại học, các đơn vị khác hướng tới tuyển dụng. Thực tế cho thấy hiện tượng “chảy máu chất xám” của lực lượng này tương đối lớn. Trong thời gian từ năm 2006 đến nay đã có 7 giảng viên vì những lý do khác nhau đã chuyển công tác sang đơn vị khác. Đặc biệt có giảng viên có trình độ Thạc sỹ nước ngoài.
- Nhóm tuổi dưới 30, chiếm 31%. Nhóm tuổi này chiếm tỷ lệ nhiều nhất và chiếm gần 1/3 tổng lực lượng giảng dạy của Học viện. Tỷ lệ này thể hiện tính mất cân đối trong một trường ĐH, CĐ. Thông thường tỷ lệ giảng viên trẻ được tuyển dụng gần bằng với tỷ lệ giảng viên trong độ tuổi về hưu, khi đó nhà trường có thể bồi dưỡng một cách cẩn trọng đối với đội ngũ giảng viên trẻ. Nhưng với việc chiếm tỷ trọng quá cao như hiện nay, đội ngũ này đã phải đảm nhận khối lượng lớn công việc của Học viện do sự thiếu hụt giảng viên. Do đó, nhiều trường hợp không đảm bảo chất lượng giảng dạy của Học viện. Ưu điểm của nhóm này là ở chỗ, đây là lực lượng lao đông trẻ, mới ra trường, kiến thức đang cập nhật, dễ nắm bắt xu hướng mới của xã hội. Tuy nhiên, nhóm này chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy cũng như kinh nghiệm cuộc sống. Mặt khác, đây là lực lượng còn nhiều biến động, còn có sự so sánh và nhu cầu tìm kiếm một công việc có thu nhập đáp ứng nhu cầu của bản thân, phù hợp mặt bằng xã hội. Vì vậy, trong quá trình tuyển dụng cũng cần lưu ý ưu tiên những trường hợp có ý định, thực sự tâm huyết với nghề giáo.
2.3.2.2. Về giới tính
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu giới của đội ngũ giảng viên (Nguồn: Phòng TCCB)
Tương tự như tỷ lệ nam - nữ của toàn thể đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu trong toàn trường, tỷ lệ nam - nữ trong đội ngũ giảng viên cũng diễn biến theo chiều hướng “Nam ít, nữ nhiều”. Xét trên tổng thể, tại các trường thiên về khoa học xã hội, lượng giảng viên nữ nhiều cũng là điều thường thấy. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ, lượng giảng viên nữ tập trung nhiều ở lứa tuổi dưới 30 và từ 30 – 40, tức là đang trong độ tuổi sinh sản. Số liệu cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.4. Độ tuổi nữ giảng viên (Nguồn: Phòng TCCB)
Như vậy tổng số 39 nữ giảng viên ở độ tuổi sinh sản chiếm 57% tổng lực lượng nữ giảng viên trong khi giảng viên nữa chiếm đa số trong tổng cố giảng viên (60%), lực lượng giảng viên nữ trong độ tuổi sinh sản chiếm tới 35% giảng viên toàn Học viện, số lượng khá lớn.
Nếu tính trên tổng số giảng viên của Học viện, thì số giảng viên nữ dưới 41 tuổi của Học viện cũng vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao.
Biểu đồ 2.5: Nữ giảng viên trong độ tuổi sinh sản (Nguồn: Phòng TCCB)
Việc này gây khó khăn rất nhiều cho Học viện trong việc sử dụng lao động bởi giảng viên nữ sau thời gian thích nghi với công việc phải tính đến chuyện lập gia đình, sinh con nhỏ. Để hoàn thành nhiệm vụ gia đình, các giảng viên nữ thông thường mất từ 3 – 10 năm bận chăm sóc con nhỏ, không thể điều động đi công tác xa hay các việc khác như nam giới. Do vậy, có những bộ môn tuyển nhưng luôn trong tình trạng căng thẳng thiếu giảng viên, tỷ lệ dạy vượt giờ của giảng viên cao vì thường xảy ra tình trạng trong thời gian ngắn, số đông giảng viên nữ nghỉ thai sản, nghỉ vì con ốm, ... khiến những người còn lại phải gánh vác khối lượng cho những giảng viên nghỉ chế độ. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà quản lý nhân sự phải có những đối sách hợp lý, giải quyết khó khăn này.
đầu tư vào chuyên môn. Do vậy, công tác tuyển dụng cũng cần có chính sách phù hợp để có thể cân đối giới tính các giảng viên trong các đơn vị. Cần thường xuyên có hoạt động rà soát, đánh giá chuyên môn để đảm bảo chất lượng giảng dạy của giảng viên.
2.3.2.3. Về trình độ học vấn
Trong đội ngũ giảng viên của Học viện không có giảng viên nào có chức danh: Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ khoa học, đồng thời cũng không có nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân. Trên thực tế có thể nói trình độ của đội ngũ giảng viên chưa cao cụ thể:
Biểu đồ 2.6: Trình độ học vấn của giảng viên năm 2011 (Nguồn: Phòng TCCB)
Về trình độ học vấn, đội ngũ giảng viên của Học viện cũng đáp ứng