Nhiệm vụ của Học viện Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 44)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Nhiệm vụ của Học viện Quản lý giáo dục

2.1.2.1. Đào tạo, bồi dưỡng

Học viện QLGD là cơ sở giáo dục đại học trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; đào tạo trình độ đại học và thạc sĩ quản lý giáo dục (Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 3 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

- Đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBQLGD, công chức, viên chức của các cơ quan quản lý

và cơ sở giáo dục, đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân theo chuẩn quy định.

- Đào tạo trình độ thạc sĩ và cử nhân ngành QLGD (gồm các chuyên ngành: QLGD mầm non, QLGD tiểu học, QLGD trung học, QLGD cộng đồng) và một số ngành có liên quan đến khoa học quản lý giáo dục: Hành chính giáo dục, Kinh tế giáo dục, Tin học quản lý ... Đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến tới đào tạo trình độ tiến sĩ QLGD.

- Đào tạo cấp chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm.

- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cho các trường, khoa cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo của các địa phương.

2.1.2.2. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học quản lý giáo dục

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về khoa học quản lý giáo dục; - Nghiên cứu những vấn đề về định hướng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục và đổi mới quản lý giáo dục.

- Tham mưu, tư vấn, ứng dụng khoa học quản lý giáo dục cho các cơ quan QLGD và ơ sở giáo dục và đào tạo.

- Thẩm định về mặt khoa học quản lý giáo dục đối với các công trình nghiên cứu, dự án có liên quan.

2.1.2.3. Hỗ trợ và liên kết chuyên môn với các đơn vị trong hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD

- Xây dựng và phát triển chương trình, giáo trình, nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QLGD.

- Tổ chức liên kết, phối hợp giữa các trường, khoa cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo tính liên thông trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý của ngành.

- Cung cấp thông tin về khoa học quản lý giáo dục, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quản lý giáo dục, tổ chức trao đổi về kinh nghiệm quản lý giáo dục.

2.1.2.4. Hợp tác quốc tế

Hợp tác với các cơ quan, tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu và ứng dụng về khoa học quản lý giáo dục.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Quản lý giáo dục trong giai đoạn hiện nay (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w