5. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1. Yếu tố khách quan
1.3.1.1. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế
Trong thời gian 10 năm trở lại đây, nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và của thế giới nói chung có sự phát triển vượt bậc với những thăng trầm đặc biệt trong lĩnh vực hoặc thời kỳ riêng biệt. Điều này đòi hỏi lực lượng lao động phải tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Tất yếu, nhu cầu này tác động mạnh đến ngành giáo dục trong đó có các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Thực trạng này đã tác động đến sự phát triển ĐNGV. Việc phát triển ĐNGV phải đạt được mục tiêu thu hút, phát triển và duy trì được lực lượng giảng viên đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng mở rộng về quy mô và ngành nghề đào tạo, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo.
1.3.1.2. Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, của ngành
Cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, ngành thể hiện ra qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống các văn bản này nếu không đầy đủ, đồng bộ hoặc bị chồng chéo, mâu thuẫn triệt tiêu lẫn nhau sẽ gây rất nhiều khó khăn trong công tác phát triển giảng viên. Đặc biệt một điều thường thấy là các văn bản được ban hành để giải quyết các hiện tượng của thực tiễn, nghĩa là nó ra đời sau thực tiễn, vì vậy rất dễ xảy ra tình trạng văn bản bị lạc hậu so với thực tiễn. Điều này ảnh hưởng đặc biệt nhạy cảm với công tác quản lý giảng viên vì đây là việc quản lý những con người có tri thức cao so với mặt bằng dân trí.
1.3.1.3. Yếu tố cạnh tranh trên thị trường lao động
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, ngành giáo dục và đào tạo cần có lực lượng lao động có tri thức cao so với mặt bằng dân trí. Tuy nhiên, các chính sách về đãi ngộ thì nhiều khi chưa được tương xứng, vì vậy việc duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên đủ về số lượng và chất lượng trong giai đoạn hiện nay là vô cùng khó khăn. Ngoài ra còn có cuộc cạnh tranh khá gay gắt giữ các cơ sở giáo dục đào tạo tương đương về vấn đề thu hút lực lượng giảng viên. Trong thời gian 10 năm trở lại đây, do quy mô đào tạo của chính các trường tăng lên, đồng thời số lượng các trường cũng tăng lên đáng kể nên cuộc cạnh tranh trong việc tuyển dụng giảng viên trở nên gay gắt. Hiện tượng giảng viên chuyển từ trường này sang trường khác xảy ra. Một số trường có khả năng trả lương và chế độ chính sách đãi ngộ tốt hơn có thể thu hút lượng giảng viên có kinh nghiệm của các cơ sở giáo dục khác làm cho hiện tượng “chảy máu chất xám” trong lực lượng giảng viên ngày càng trở nên phổ biến.