0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 36 -36 )

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên

1.2.4.1. Hoạt động đào tạo

Đào tạo liên quan đến nâng cao kỹ năng đã có của nhân viên; phát triển quan tâm đến chuẩn bị cho cá nhân trách nhiệm hoặc mức cao hơn trong tổ chức. Phát triển nhân lực cũng là một khâu trong chiến lược phát triển và quản lý cán bộ giảng viên, nhưng phải được coi như một khâu quyết định nhất vì nó tác động đến cả ba phẩm chất quan trọng của người giảng viên,đó là: năng lực, sự tận tuỵ với nghề và khả năng thích ứng.

Hoạt động đào tạo theo nghĩa chung nhất: đào tạo (training) là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành hệ thống kiến

thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn nhất định để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Vậy đào tạo đội ngũ giảng viên là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành hệ thống kiến thức, năng lực sư phạm, năng lực quản lý, thái độ nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn của người giảng viên ĐH, CĐ để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và giáo dục của nhà trường và yêu cầu chung của ngành.

Quản lý công tác đào tạo đội ngũ giảng viên ở cấp độ hệ thống là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra kết quả đào tạo đội ngũ giảng viên.

1.2.4.2. Hoạt động bồi dưỡng

Theo định nghĩa chung nhất bồi dưỡng là làm tăng thêm trình độ hiện có của người lao động với nhiều hình thức, mức độ khác nhau, không đòi hỏi chặt chẽ như quá trình đào tạo.

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường: “Bồi dưỡng có thể coi là quá trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường xác nhận bằng một chứng chỉ”. [22, tr.13]

Với ý nghĩa đó, tổ chức bồi dưỡng giảng viên là quá trình tác động của nhà quản lý giáo dục với tập thể giảng viên tạo cơ hội để họ cập nhật, bổ sung kiến thức, năng lực sư phạm, năng lực nghiên cứu, quản lý; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.

Các hình thức bồi dưỡng giảng viên như tập trung, không tập trung, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ tập thể, cá nhân, trong giờ, ngoài giờ, trao đổi rút kinh nghiệm, hội thảo, tham quan, đi thực tế, ...

Nội dung bồi dưỡng giảng viên hết sức phong phú: bồi dưỡng năng lực sư phạm, năng lực giáo dục, năng lực tự học, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực hoạt động xã hội, năng lực quản lý; bồi dưỡng về thay giáo trình, kiến thức bổ trợ, ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng kinh nghiệm thực tế, bồi dưỡng kiến thức mới, ...

Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý ở cấp hệ thống bao gồm: lập kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn, chỉ đạo va kiểm tra công tác bồi dưỡng.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 36 -36 )

×