5. Phương pháp nghiên cứu
1.2.6. Đãi ngộ giảng viên
Đãi ngộ là tạo môi trường thuận lợi cho việc duy trì phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý. Đây là nội dung khá quan trọng trong hoạt động quản lý giảng viên. Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Vì vậy, để quản lý tốt và có hiệu quả trong sử dụng đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý giáo dục phải tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển có hiệu quả.
Đãi ngộ, trước hết liên quan đến quyết định về lương, phúc lợi và thưởng; là một bộ phận vô cùng quan trọng trong quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên bởi vì nó quyết định động cơ, sự nhiệt tình và gắn bó của họ với công việc mà nếu không có các yếu tố đó thì nhà trường không thể đạt hiệu quả cho dù đã lựa chọn đúng và phát triển được một đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ và năng lực cao. Trong bối cảnh hiện nay, thách thức lớn nhất trong lĩnh vực này là làm sao để cải thiện chế độ tiền lương tạo ra các điều kiện sống và làm việc trong môi trường tốt cho giảng viên.
Môi trường chính là hoàn cảnh, điều kiện làm việc. Môi trường cũng là một trong những điều kiện đảm bảo cho mọi thành viên trong một tổ chức phát triển khả năng của mình hơn nữa. Môi trường thuận lợi sẽ làm cho mọi thành viên gắn bó với tổ chức, yên tâm công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đối với nhà trường, việc xây dựng môi trường thuận lợi chính là: +) Tạo ra một hành lang pháp lý để đội ngũ giảng viên có thể yên tâm thực hiện nhiệm vụ của mình.
+) Xây dựng văn hóa tổ chức trong nhà trường; nhà trường như một hệ thống có kết cấu chặt chẽ, thống nhất; mọi thành viên trong nhà trường tin cậy, chia sẻ lẫn nhau, cùng hợp tác để đạt được mục tiêu đề ra.
+) Hoàn thiện công tác quản lý đội ngũ giảng viên, quản lý quá trình đào tạo; thực hiện tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm trong quản lý đội ngũ giảng viên; đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý.
+) Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
+) Vận dụng các chính sách kinh tế - xã hội hợp lý.