0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Quy hoạch đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 32 -32 )

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Quy hoạch đội ngũ giảng viên

* Quy hoạch về mặt số lượng của đội ngũ giảng viên

Mục tiêu của quy hoạch về mặt số lượng là để:

- Đảm bảo duy trì đủ, ổn định số lượng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý (CBQL)

- Đảm bảo tỷ lệ sinh viên trên giảng viên theo yêu cầu hiện nay: “10 – 15 đối với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ, 20 – 25

đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các ngành kinh tế”. [13, tr.32] tr.32]

- Đảm bảo cho giảng viên hoàn thành được nhiệm vụ giảng dạy và tạo điều kiện cho giảng viên, CBQL có thời gian nghiên cứu khoa học, tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý.

- Đảm bảo cho việc sử dụng hợp lý và hiệu quả, đồng thời phát huy hết khả năng của đội ngũ giảng viên.

* Quy hoạch về mặt cơ cấu của đội ngũ giảng viên

Mục tiêu là để tạo ra sự đồng bộ và cân đối, được thể hiện ở các mặt độ tuổi, giới tính, trình độ, ngành nghề. Ngoài ra còn cần hết sức chú ý tới cơ cấu của HS, SV(về mặt ngành nghề học), xu hướng của xã hội về ngành nghề trong tương lai, qua đó có sự quy hoạch hợp lý về mặt cơ cấu với đội ngũ giảng viên.

* Quy hoạch về mặt chất lượng của đội ngũ giảng viên

Mục tiêu là để đảm bảo cho đội ngũ giảng viên có trình độ, năng lực, phẩm chất đạt chuẩn theo quy định và đáp ứng được mục tiêu giáo dục đề ra; tạo ra sự kế tục giữa các thế hệ giảng viên, không bị hụt hẫng về chất lượng đội ngũ.

Một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ là công tác đào tạo, bồi dưỡng. Đây là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nguồn nhân lực, một hình thức đầu tư chiến lược.

Đối với mỗi nhà trường, đội ngũ giảng viên là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục. Bởi đội ngũ giảng viên là những người tham gia trực tiếp và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình giáo dục, đào tạo của nhà trường, đặc biệt đội ngũ giảng viên là những người trực tiếp truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm, hiểu biết ... tới người học, hình thành ở họ khả năng nhận thức, kỹ năng và thái độ. Do đó, cần phải thường xuyên quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên nhà trường. Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể giúp cho đội ngũ giảng viên xác định rõ được nhiệm vụ, chức trách và mục tiêu công tác của bản thân, nâng cao kiến thức và kỹ năng, có được tố chất và khả năng nghiệp vụ thích hợp để thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.

Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã căn dặn “... những thày giáo, những cán bộ giáo dục đều phải luôn cố gắng học thêm, học chính trị, học chuyên môn. Nếu không tiến bộ mãi thì sẽ không theo kịp đà tiến chung, sẽ trở thành lạc hậu”.

Nghị quyết Trung ương lần thức 2 khoá VIII của Đảng cũng đã khẳng định “Giáo viên là khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hoá đội ngũ giáo viên ... cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”. [21, tr.3]

Như vậy, chúng ta có thể xác định được việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên bao gồm các nội dung sau:

+) Phẩm chất chính trị, đạo đức: Phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ giảng viên, CBQL là sự tổng hợp thống nhất của nhiều yếu tố như: phẩm chất chính trị - xã hội (thế giới quan, lý tưởng, niềm tin, thái độ nghề nghiệp), phẩm chất về tư cách đạo đức (thói quen, tình cảm, lối sống), phẩm chất về ý chí (tính kỷ luật, sáng tạo, tự chủ, tinh thần vượt khó), được thể hiện cụ thể như sau:

- Sự hiểu biết học thuyết Mác – Lênin, sự thấm nhuần các quan điểm đường lối cách mạng, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước; kết hợp sự giác ngộ lý tưởng cách mạng Xã hội chủ nghĩa và niềm tin nghề nghiệp.

- Tình cảm trong sáng, cao thượng, yêu nghề dạy học và yêu con người.

- Sự thống nhất giữa tính mục đích, tính kế hoạch trong các hoạt động sư phạm; giữa tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm với tinh thần tự chủ, nguyên tắc, sáng tạo, mềm dẻo, chín chắn trong công tác giáo dục.

+) Trình độ: Trình độ là “mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo chuẩn nhất định nào đó”.

Trình độ của đội ngũ nhà giáo được quy định cụ thể căn cứ vào từng bậc học, cấp học, được thể hiện ở hai mặt cơ bản, đó là: chuyên môn và nghiệp vụ

- Trình độ chuyên môn của người giáo viên chính là sự hiểu biết, sự nắm vững những tri thức chuyên môn giảng dạy, sự hiểu biết nhất định về nắm vững những tri thức chuyên môn giảng dạy, sự hiểu biết nhất định về những tri thức khác liên quan hoặc hỗ trợ cho chuyên môn đó.

- Trình độ nghiệp vụ của người giáo viên chính là sự hiểu biết về nghiệp vụ sư phạm, bao gồm những hiểu biết về bậc học, đối tượng mình giảng dạy, phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra, đánh giá, sử dụng các phương tiện dạy học ...

+) Năng lực: Năng lực là khả năng điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; hoặc là phẩm chất tâm lý, sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó.

Đối với đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ trong giai đoạn hiện nay phải có đầy đủ các năng lực giáo dục; năng lực tự học; nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội thì mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và đáp ứng mục tiêu mà giáo dục ĐH đã đề ra.

Đối với nhà quản lý giáo dục (QLGD), ngoài những yêu cầu về trình độ, năng lực như đối với một giáo viên, còn đòi hỏi phải có trình độ, năng lực về quản lý, lãnh đạo, phổ kiến thức rộng để có thể bao quát được các hoạt động trong nhà trường hoặc trong đơn vị mình đang quản lý.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 32 -32 )

×