0
Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

Nội dung cơ bản của phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 30 -30 )

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2. Nội dung cơ bản của phát triển đội ngũ giảng viên

Thời đại ngày nay là thời đại của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin với nền kinh tế tri thức, đã dẫn đến xu hướng toàn cầu hoá. Xu hướng này đòi hỏi phái thay đổi trong nhiều lĩnh vực. Đối với giáo dục, đổi mới phát triển đội ngũ nhà giáo là một trong những yếu tố cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng giáo dục trong thời gian tới.

Chiến lược phát triển giáo dục năm 2001 – 2010 cũng đã nêu rõ “Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục”. [13, tr 30]

Đề án “xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục(CBQLGD) giai đoạn 2005 - 2010” của Chính phủ khẳng định: Xây dựng đội ngũ nhà giáo theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. [15, tr1]

Như vậy, nội dung công tác phát triển đội ngũ nhà giáo liên quan đến quy mô, cơ cấu, chất lượng của đội ngũ nhà giáo.

Quy mô: Quy mô thể hiện bằng số lượng. Một trong những mục tiêu đầu tiên của phát triển đội ngũ giảng viên là đảm bảo đủ về số lượng. Điều này liên quan mật thiết đến quy mô người học.

Xét trong phạm vi một đơn vị trường học, quy mô Học sinh – Sinh viên trong trường học tăng lên đòi hỏi số lượng giảng viên tăng theo để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc trong Nhà trường, trước hết là về mặt số lượng.

Ngoài ra còn cần xét tới yếu tố giảm số lượng cơ học của số lượng nhà giáo khi các nhà giáo đến tuổi nghỉ hưu hoặc thôi không làm việc vì các lý do khác. Điều này cũng đòi hỏi luôn cần tăng số lượng nhà giáo để bổ sung vào việc giảm cơ học.

Cơ cấu: Cơ cấu của đội ngũ thể hiện ở các chỉ số về độ tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ, chuyên môn, ngành nghề, thâm niên công tác, thâm niên quản lý, vùng miền, ... Mục tiêu của phát triển về cơ cấu đội ngũ nhà giáo là tạo ra sự hợp lý, sự đồng bộ của đội ngũ.

Chất lượng: Theo khái niệm triết học, chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, một sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản, khẳng định sự tồn tại của một người, một sự vật và phân biệt nó với người và sự vật khác. Như vậy, mỗi nhà giáo có chất lượng của cá nhân học như những điểm mạnh của bản thân. Đồng thời các nhà giáo trong một đơn vị qua hoạt động giảng dạy sẽ thể hiện chất lượng của cả đội ngũ.

Chất lượng đội ngũ giảng viên là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của đội ngũ giảng viên, có thể đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đòi hỏi.

Mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người toàn diện vừa có tài, vừa có đức, có lý tưởng, có sức khoẻ, có khả năng thích ứng mọi hoàn cảnh. Giảng viên là người trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo đó, nên giảng viên cũng phải hội tụ đầy đủ những phẩm chất, giá trị như mục tiêu giáo dục đề ra.

Do đó, khi nói đến chất lượng đội ngũ giảng viên phải nói đến những yếu tố cơ bản sau đây: phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ và năng lực của đội ngũ giảng viên.

Mặt khác, đội ngũ giảng viên là một số đông, là tập hợp các nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý ở các trường ĐH,

CĐ, họ gắn kết với nhau bằng hệ thống mục tiêu giáo dục, cùng trực tiếp giảng dạy và giáo dục HS, SV, nên các yếu tố về số lượng (quy mô) và cơ cấu đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ giảng viên.

Qua những phân tích ở trên có thể thấy, muốn đưa ra các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên thì nội dung chủ yếu là: quy hoạch đội ngũ về số lượng; cơ cấu; chất lượng (bao gồm cả hoạt động: Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển). Ngoài ra, kiểm tra đánh giá là một trong các chức năng cơ bản của hoạt động quản lý, góp phần đảm bảo cho tổ chức thực hiện theo đúng theo mục tiêu đề ra. Do đó, đối với việc xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của các trường ĐH, CĐ luôn cần phải quan tâm đến nội dung kiểm tra, đánh giá đội ngũ.

Theo W.L. French: “Quản lý phát triển tài nguyên nhân sự là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tài nguyên nhân sự thông qua tổ chức, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức” [30, tr.4]

Như vậy, quản lý đội ngũ giảng viên tức là quản lý phát triển nhân sự mà ở đó xảy ra quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý tới người lao động như tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá năng lực thực hiện đãi ngộ nhằm đạt được mục đích phát triển nhân sự của tổ chức (nhà trường).

Với quan niệm về quản lý đội ngũ giảng viên như trên và theo nghiên cứu của Fred C. Lunenburg và Allan C. Ornstein (Mỹ) trong quá trình quản lý nhà trường, chúng ta có thể chỉ ra các nội dung cơ bản của công tác quản lý đội ngũ trong lĩnh vực giáo dục nhà trường gồm có: Quy hoạch, tuyển chọn, lựa chọn và sử dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá thực hiện và đãi ngộ. [19, tr.518]

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 30 -30 )

×