Cơ sở, phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật đất nông nghiệp 1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin đối với đất đai và

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 88)

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

3.1. Cơ sở, phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật đất nông nghiệp 1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê nin đối với đất đai và

nông nghiệp

Trong xã hội TBCN khi nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, các quan hệ sản xuất hiện đại thay thế các quan hệ sản xuất truyền thống và lực lượng phát triển theo quan hệ sản xuất. Nhưng đối với đất đai là tư liệu sản xuất vẫn có tầm quan trọng ảnh hưởng đến các quan hệ sở hữu trong xã hội. Sự độc chiếm đất đai làm cho xã hội phân tầng mạnh mẽ là tiền đề lịch sử và cơ sở thường xuyên của một phương thức sản xuất và cùng với mối

quan hệ khác nhau tạo nên đặc điểm riêng biệt của các hình thái kinh tế - xã hội. Các hình thái kinh tế xã hội thích hợp với mỗi phương thức sản xuất. Trong vấn đề kinh tế của nền TBCN thì quyền sở hữu ruộng đất là cơ sở để chủ đất thu địa tô.

Dưới góc nhìn của phương pháp luận duy vật lịch sử, Mác cho rằng trong thời kỳ phong kiến, đối tượng sở hữu chủ yếu của nhà nước là đất đai. Việc xác lập quyền tư hữu đất đai đã làm xuất hiện địa tô, đây là hình thức bóc lột chủ yếu trong xã hội phong kiến. C u ộ c Cách mạng tư sản xóa bỏ cách quản lý đất đai phong kiến và thực hiện độc quyền sở hữu đất đai cũng không giải quyết được mong muốn của nông dân. Chẳng qua là thay đổi cách bóc lột địa tô từ kiểu này sang kiểu khác.

Mác viết: “Độc quyền sở hữu ruộng đất là một tiền đề lịch sử và vẫn là cơ sở thường xuyên của PTSX TBCN, cũng như của tất cả các PTSX trước kia dựa trên sự bóc lột quần chúng dưới một hình thức này hay một hình thức khác” [28; tr.193].

Quyền sở hữu ruộng đất trong PTSX TBCN làm thay đổi địa tô phong kiến thành địa tô TBCN. Nhưng địa tô TBCN hoàn toàn khác với địa tô phong kiến vì quan hệ xã hội phức tạp hơn, tính chất bóc lột rõ nét và tinh vi hơn. Theo Mác: “địa tô là số tiền mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp trả cho chủ đất, kẻ sở hữu ruộng đất mà hắn kinh doanh số tiền trả như vậy dù là trả về ruộng đất canh tác hay là đất xây dựng, hầm mỏ, ngư trường, rừng gỗ… đều là địa tô” [24; tr.195]. Mác đã chỉ ra và phân tích các loại địa tô TBCN: địa tô chênh lệch, địa tô tuyệt đối, địa tô độc quyền và giá cả ruộng đất.

- Địa tô chênh lệch: Nông nghiệp có một số đặc điểm khác với công

nghiệp, như số lượng ruộng đất bị giới hạn; độ màu mỡ tự nhiên và vị trí địa lý của ruộng đất không giống nhau; các điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương ít biến động; nhu cầu hàng hóa nông phẩm ngày càng tăng. Do

đó, xã hội buộc phải canh tác trên cả ruộng đất xấu nhất (về độ màu mỡ và vị trí địa lý). Vì vậy mà giá cả của hàng hóa nông phẩm được hình thành trên cơ sở điều kiện sản xuất xấu nhất chứ không phải ở điều kiện trung bình như trong công nghiệp. Vì thế, canh tác trên đất tốt và trung bình sẽ có lợi nhuận siêu ngạch. Phần lợi nhuận siêu ngạch này tồn tại thường xuyên, tương đối ổn định và chuyển hóa thành địa tô chênh lệch. Như vậy, địa tô chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản

xuất trên ruộng đất xấu nhất và giá đất tốt và trung bình [26; tr 24]

Địa tô chênh lệch có hai loại: địa tô chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. Địa tô chênh lệch I là loại địa tô thu được trên những ruộng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Chẳng hạn, có độ màu mỡ tự nhiên thuận lợi (trung bình và tốt) và có vị trí địa lý gần nơi tiêu thụ hay gần đường giao thông. Địa tô chênh lệch II là loại địa tô thu được gắn liền với thâm canh tăng năng suất, là kết quả của tư bản đầu tư thêm trên cùng một đơn vị diện tích. Cần chú ý rằng, năng suất của lần đầu tư thêm phải lớn hơn năng suất của lần đầu tư trên ruộng xấu thì khi đó mới có lợi nhuận siêu ngạch. Trong thời hạn hợp đồng, lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại thuộc nhà tư bản kinh doanh ruộng đất. Chỉ đến khi hết thời hạn hợp đồng, địa chủ mới tìm cách nâng giá cho thuê ruộng đất, tức biến lợi nhuận siêu ngạch do đầu tư thâm canh đem lại tức là địa tô chênh lệch II thành địa tô chênh lệch I. Tình trạng này dẫn đến mâu thuẫn: nhà tư bản thuê đất muốn kéo dài thời hạn thuê, còn địa chủ lại muốn rút ngắn thời hạn cho thuê. Do đó, trong thời gian thuê đất, nhà tư bản tìm mọi cách quay vòng, tận dụng, vắt kiệt độ màu mỡ đất đai [26; tr 24].

kinh doanh nông nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở xa hay gần. Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên bởi chênh lệch giữa giá trị

nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm. Cơ sở của địa tô tuyệt

đối là do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp. Còn nguyên nhân tồn tại địa tô tuyệt đối là do chế độ độc quyền sở hữu ruộng đất đã ngăn cản nông nghiệp tham gia cạnh tranh giữa các ngành để hình thành lợi nhuận bình quân [26, tr 24] .

- Địa tô độc quyền: Địa tô độc quyền là hình thức đặc biệt của địa tô

TBCN. Địa tô độc quyền có thể tồn tại trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị. Trong nông nghiệp, địa tô độc quyền có ở các khu đất có tính chất đặc biệt, cho phép trồng các loại cây đặc sản hay sản xuất các sản phẩm đặc biệt. Trong công nghiệp khai thác, địa tô độc quyền có ở các vùng khai thác các kim loại, khoáng chất quý hiếm, hoặc những khoáng sản có nhu cầu vượt xa khả năng khai thác chúng. Trong thành thị, địa tô độc quyền có ở các khu đất có vị trí thuận lợi cho phép xây dựng các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nhà cho thuê có khả năng thu lợi nhuận cao. Nguồn gốc của địa tô độc quyền cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc quyền của sản phẩm thu được trên đất đai mà nhà tư bản phải nộp cho địa chủ [26; tr 24]

- Giá cả ruộng đất: Ruộng đất trong xã hội tư bản không chỉ cho thuê

mà còn được bán. Giá cả ruộng đất là một phạm trù kinh tế bất hợp lý nhưng ẩn giấu một quan hệ kinh tế hiện thực. Các - Mác đã nghiên cứu có hệ thống và khoa học vấn đề sở hữu ruộng đất gắn với sự ra đời các loại địa tô. Đồng thời vận dụng lý luận địa tô để giải thích giá cả ruộng đất dưới góc

độ địa tô tư bản hoá. Đất đai đem lại địa tô cho người chủ sở hữu tức là

mang lại thu nhập bằng tiền nên nó được xem như một loại tư bản đặc biệt còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy, giá cả đất đai chỉ là giá

mua địa tô do sở hữu đất mang lại theo tỉ xuất lợi tức của ngân hàng. Vì thế, giá cả đất đai phụ thuộc vào địa tô và tỉ xuất lợi tức của ngân hàng. Điều đó cho thấy khi chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì tỷ suất lợi tức càng có xu hướng giảm xuống làm cho giá cả ruộng đất ngày càng tăng, độc lập cả với địa tô. Hơn nữa, do quan hệ cung cầu về đất đai ngày càng căng thẳng, do chủ tư bản đầu tư vào đất đai ngày càng nhiều, làm cho địa tô tăng lên. Tất cả những điều đó đẩy giá cả đất đai cao hơn nữa [26; tr 24] .

Trước thực trạng bất công của xã hội tư bản đương thời do dựa trên chế độ tư hữu, trong đó thể hiện rõ nét là tư hữu ruộng đất. Mác và Ăngghen kịch liệt đả phá chế độ tư hữu tư nhân về TLSX và xem là nguyên nhân của mâu thuẫn xã hội.

Tóm lại, sau khi tìm hiểu các tác phẩm của Mác và Ăngghen có liên quan đến vấn đề nông dân và ruộng đất, chúng tôi có thể nêu một số điểm chính sau đây:

Một là, quan điểm của Mác – Ăngghen phê phán chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến và giai cấp địa chủ phong kiến. Trong các tác phẩm: Quốc hữu hóa ruộng đất (1872), về sự suy tàn của chế độ phong kiến và sự ra đời của giai cấp tư sản (1984), Tư bản (quyển thứ ba, tập ba) (1895), hai ông đã viết đại ý như sau: (1) Bọn lãnh chúa quý tộc sống phè phỡn trên mồ hôi nước mắt lao động của nhân dân. (2) Tầng lớp quý tộc phong kiến trở nên thừa và là nhân tố cản trở sự phát triển của xã hội. (3) Giai cấp địa chủ là bọn ăn không ngồi rồi và chiếm đoạt giá trị thặng dư duới hình thức địa tô.

Hai là, từ những kết quả nghiên cứu nêu trên, trong các tác phẩm:

Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản (1847), Tuyên ngôn Đảng

Cộng Sản (1848), Quốc hữu hóa ruộng đất (1872) và vấn đề nông dân ở

bọn chiếm hữu ruộng đất. Đồng thời, phải quốc hữu hóa ruộng đất ngày càng trở thành một tất yếu xã hội, để ruộng đất phải về tay nông dân lao động và địa tô được bỏ vào quỹ chi tiêu của Nhà nước [26; tr 24].

Đối với nước ta, khi nghiên cứu các vấn về địa tô của Mác - Ăng ghen, vấn để địa tô có ý nghĩa sâu sắc. Việc hoàn thiện đất đai trong nền kinh tế thị trường dựa trên học thuyết kinh tế chính trị của Mác - Ăng ghen bảo vệ lợi ích của người nông dân khi phân phối đất đai trong nông nghiệp cho các đối tượng khác nhau, với các mục đích khác nhau, đặc biệt trong khi thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các mục đích phát triển công nghiệp, dịch vụ. Ở nước ta, khi dân số ngày càng tăng diện tích đất nông nghiệp ngày càng suy giảm, nhận thức về địa tô là cần thiết nhằm định hướng trong việc hoàn thiện pháp luật đất đai của nước ta phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi đã coi đất đai là một hàng hoá đặc biệt tham gia vào thị trường nói chung và thị trường quyền sử dụng đất nói riêng thì pháp luật đất đai đối với đất nông nghiệp cần được quy định cụ thể, rõ ràng hơn đảm bảo lợi ích chính đáng của người sử dụng đất. Đây là cơ sở của định hướng hoàn thiện pháp luật đất đai và trách nhiệm của các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả, hạn chế lãng phí và ô nhiễm đất đai.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)