Các quy định pháp luật về giao đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 47)

Giao đất nông nghiệp là việc nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng quyết định hành chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Việc trao quyền sử dụng đất là hành vi hành chính của chủ thể quản lý nhà nước - nhà nước với đại diện chủ sở hữu toàn dân giao cho hộ gia đình tổ chức, cá nhân được sử dụng đất với thời hạn và hạn mức nhất định trong việc khai thác sử dụng đất nông nghiệp phục vụ cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Đồng thời đảm bảo quản lý nhà nước đối với đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói

riêng. Việc trao quyền sử dụng đất làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được hưởng những lợi ích nhất định trong quá trình sử dụng đất và nghĩa vụ đối với chủ thể quản lý – nhà nước.

Về hình thức giao đất

Luật đất đai năm 2003 đã quy định các hình thức giao đất khác nhau bao gồm giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất không thu tiền sử dụng đất phụ thuộc vào đối tượng được nhà nước giao đất nông nghiệp. Theo quy định tại Điều 33 và Điều 34 thì Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp:

Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp lao động nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 70 của Luật đất đai năm 2003.

Tổ chức sử dụng đất vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, thực nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;

Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối hoặc sản xuất kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

Hợp tác xã nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở hợp tác xã, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối;

Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp.

Đối với chủ thể trên được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất với mục đích đáp ứng chủ yếu nhu cầu sản xuất trực tiếp trong nông nghiệp không vì mục đích lợi nhuận hoặc mang tính phục vụ lợi ích công cộng.

Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:

Tổ chức kinh tế được giao đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;

Nhìn chung, việc thực hiện các quy định của pháp luật về giao đất là cơ sở pháp lý để thực hiện và làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với các đối tượng sử dụng đất. Kế thừa các quy định của Luật đất đai năm 1993, các quy định pháp luật về giao đất nông nghiệp theo Luật đất đai năm 2003 đã quy định đối tượng cụ thể rõ ràng hơn cho từng chủ thể sử dụng đất nông nghiệp.

Hiện nay, phần lớn các diện tích đất nông nghiệp trên cả nước đã được giao cho các hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sinh sống ở nông thôn theo theo Nghị định số 64/1993/NĐ-CP ngày 27/09/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp để thực hiện chính sách đất đai, cụ thể hoá các quy định của Luật đất đai năm 1993 và triển khai trong thực tiễn. Theo đó, việc giao đất được tiến hành trên cơ sở hiện trạng, bảo đảm đoàn kết, ổn định nông thôn, thúc đẩy sản xuất phát triển và thực hiện chính sách bảo đảm cho người làm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản có đất sản xuất. Người được giao đất phải sử dụng đất đúng mục đích trong thời hạn được giao; phải bảo vệ, cải tạo, bồi bổ và sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý để tăng khả năng sinh lợi của đất; phải chấp hành đúng pháp luật đất đai. Nghị định số 85/1999/NĐ-CP ngày 28/8/1999 của Chính Phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của bản quy định về giao đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 64/CP ngày 27 tháng 9 năm 1993 của Chính phủ và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài được ban hành, theo đó toàn bộ đất

nông nghiệp, đất làm muối chưa giao thì giao hết cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, trừ đất đã giao cho các tổ chức, đất dùng cho nhu cầu công ích của xã

Về hạn mức giao đất

Như chúng ta đã biết rằng trong nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất, đặc biệt và không thể thay thế, đất đai vừa là đối tượng lao động vừa là công cụ lao động, vốn đất nông nghiệp ở Việt Nam là có hạn, cũng như đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc người sử dụng đất nông nghiệp được sử dụng trên một diện tích đất đai nhất định, pháp luật đất đai có quy định hạn mức đất đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quyền đó có ý nghĩa đảm bảo cho những người trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp có đất canh tác và thực hiện bảo hộ các quyền lợi nhất định trên diện tích đó. Vì thế hạn mức đất có ý nghĩa quan trọng đối với người sử dụng đất, cũng như các chính sách điều tiết của nhà nước trong xã hội.

Vấn đề hạn mức đất lần đầu tiên được quy định trong Điều 44 của Luật đất đai năm 1993, mặc dù khái niệm pháp lý về hạn mức đất chưa có quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật nhưng hoàn chỉnh khái niệm pháp lý về hạn mức đất có ý tầm quan trọng đặc biệt. Có quan điểm cho rằng hạn mức sử dụng đất nông nghiệp là việc người sử dụng đất nông nghiệp được nhà nước giao đất hoặc nhận chuyển nhượng một diện tích đất đai nhất định nhằm khai thác hưởng lợi ích từ đất thì hạn mức đất nông nghiệp là giới hạn diện tích đất – khoảng biến thiên trong phạm vi nhất định mà điểm tối đa của nó được pháp luật quy định cụ thể[34, tr59]. Đó là giới hạn diện tích đất được phép sử dụng trên thực tế hay giới hạn được nhà nước giao hay giới hạn diện tích đất được Nhà nước cho phép nhận sử dụng đất từ người khác chuyển quyền sử dụng đất đai với một diện tích nhất định. Luật đất đai năm 2003 quy định về hạn

mức giao đất nhằm xác định giới hạn diện tích giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp. Khi điều kiện Việt Nam là một nước nông nghiệp, là nước đông dân thứ 15 trên thế giới, cơ cấu dân số thuộc loại trẻ, tỉ lệ dân số tăng nhanh, vì thế việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có ý nghĩa đảm bảo cho tất cả người sinh sống bằng nghề nông có đất sản xuất, tạo sự ổn định xã hội và công bằng cho người sử dụng đất nông nghiệp, khuyến khích sản xuất thúc đấy sự phát triển kinh tế xã hội. Theo đó hạn mức đất nông nghiệp được quy định tại Điều 70 của Luật đất đai năm 2003 đối với từng loại đất, cụ thể như sau:

Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba (03) ha cho mỗi loại đất. Riêng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Vì đây là vùng có diện tích đất lớn hơn so với cả nước và dân cư thưa hơn so với các tỉnh thành phố khác trong cả nước. Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác không quá hai (02) ha cho mỗi loại đất do các địa phương khác có quỹ đất nông nghiệp hạn hẹp và số lượng dân số và mật độ dân số sinh sống bằng nông nghiệp cao hơn, điển hình là các tỉnh miền núi phía Bắc, đồng bằng sông Hồng hoặc vùng Trung bộ của nước ta.

Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá mười héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá ba mươi héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Hạn mức giao đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá ba mươi héc ta đối với mỗi loại đất.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá năm héc ta.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm là không quá năm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá hai mươi lăm héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì tổng hạn mức giao đất rừng sản xuất là không quá hai mươi lăm héc ta.

Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ở ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Bên cạnh việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp nhằm điều tiết đất đai đảm bảo cho các hộ gia đình, cá nhân có đất sản xuất thì các quy định của pháp luật về hạn mức đất nông nghiệp trong điều kiện hiện nay còn bộc lộ một số những bất cập cơ bản sau đây:

Một là, việc quy định hạn mức chỉ áp dụng đối với các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp còn các chủ thể khác được giao đất nông nghiệp không có quy định dẫn đến bất bình đẳng trong tiếp cận đất đai. Vì các quy định có quy định hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân tối đa là 03 ha trong khi các chủ thể sử dụng là các tổ chức kinh tế không quy định hạn mức giao đất nông nghiệp. Điều này khi cá nhân với tư cách là chủ thể thì chỉ được tối đa là 03 ha trong khi vẫn cá nhân đó với tư cách là doanh nghiệp tư nhân thì hạn mức có thể đến vài trăm ha hoặc có thể hơn thế. Do đó các quy định về hạn mức chưa tạo công bằng cho các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp trong việc tiếp cận tài nguyên đất đai với chế độ toàn dân sở hữu theo Luật đất đai năm 2003.

Hai là, việc quy định hạn mức đất đó không thể áp dụng cho nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá lớn do khó có thể ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại.

Ba là, hiện nay có một bộ phận nông dân không có nhu cầu sử dụng đất hoặc khai thác đất đai kém hiệu quả trong khi đó một bộ phận khác có nhu cầu diện tích lớn để mở rộng quy mô sản xuất nhưng bị vướng các quy định hạn mức nên không thể được giao thêm ngoài hạn mức. Họ phải đi thuê đất để có đất canh tác. Điều này, một mặt thiếu tính ổn định mặt khác làm tăng chi phí trong sản xuất, nên dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.

Về thời hạn giao đất nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời hạn giao đất nông nghiệp được xác định là thời gian người sử dụng đất nông nghiệp dựa trên quyết định hành chính giao đất của Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình nhằm khai thác và sử dụng đất nông nghiệp. Theo quy định tại Điều 67 Luật Đất đai năm 2003 quy định thời hạn sử dụng đất như sau:

Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân là hai mươi năm; thời hạn giao đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là năm mươi năm.

Thời hạn giao đất được tính từ ngày có quyết định giao đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; trường hợp đất được Nhà nước giao trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 1993.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất, đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai

trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt;

Thời hạn sử dụng đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức do được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 bằng một phần hai thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 67, sau đó phải chuyển sang thuê đất;

Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá năm mươi năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá bảy mươi năm.

Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt.

Cùng với việc thực hiện giao đất, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được triển khai trong thực tiễn đảm bảo các quyền của người sử dụng đất được nhà nước công nhận và bảo hộ. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường ph¸t hµnh cho các chủ thể sử dụng đất nhằm chủ động trong việc sử dụng đất có hiệu quả trong khai thác đất đai và thực hiện các quyền của mình trong các giao dịch dân sự liên quan đến đất đai như cầm

cố thế chấp chuyển nhượng đất đai. Hiện nay nước ta đã giao 13,78 triệu ha cho hộ gia đình cá nhân, chiếm 57,49% tổng diện tích đã giao, trong đó diện tích đất nông nghiệp 12,68 triệu ha, chiếm 57,88% diện tích đất nông nghiệp. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp của cả nước là 13,99 triệu giấy với diện tích 7,59 triệu ha, đạt 83.8% so với diện tích cần cấp, trong đó, cấp cho hộ gia đình và cá nhân là 13,90 triệu giấy với diện tích 7,09 triệu ha, cấp cho tổ chức 6282 giấy với diện tích 495.903 ha [ 22 ]

Mặc dù công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng còn nhiều hạn chế nhưng nhờ việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ thể sử dụng đất trong những năm qua đã giúp cho các đối tượng sử dụng đất tích cực và đạt được nhiều lợi ích từ việc khai thác và bảo vệ bồi bổ đất nông nghiệp, góp

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 47)