2 Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng dồn điền đổi thửa

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 113)

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

3.3.2 Tiếp tục thực hiện chủ trƣơng dồn điền đổi thửa

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nội dung quan trọng trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Chuyển đổi, dồn ghép, tích tụ ruộng đất để có ô thửa lớn liền vùng, liền thửa, tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân sản xuất, tiết kiệm lao động sống trong việc đi lại, làm đất, chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch. Từ đó để sản xuất tập trung, thâm canh tăng năng suất, từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật và đưa cơ giới vào nông nghiệp giải phóng sức lao động, giảm chi phí, tăng thu nhập cho người nông dân và tăng hiệu quả sử dụng đất, người nông dân có điều kiện để sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá trên các ô thửa lớn.

Việc dồn điền, đổi thửa ngoài việc góp phần giảm manh mún đất đai, giúp cho các nhà hoạch định chính sách và công tác quy hoạch được thống nhất và hiệu quả góp phần định hướng cho sự phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời góp phần tạo sự linh

hoạt chủ động cho người sản xuất nông nghiệp, nhất là đối với diện tích đất trồng lúa kiệm hiệu quả chuyển sang làm trại trại kết hợp chăn nuôi và trồng cây lâu năm. Ngoài việc đem lại lợi ích chung cho toàn bộ nhân dân với việc giảm công sức lao động, tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, cũng là cơ hội tiến tới nền sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện việc dồn điền đổi thửa có thể theo các phương pháp sau:

Một là, vận động hướng dẫn các hộ nông dân tự chuyển đổi ruộng đất cho nhau. Phương pháp này áp dụng đối với các xứ ruộng đất ít manh mún và quy hoạch thuỷ lợi giao thông đồng ruộng đã cơ bản hoàn thành, hợp lý. Các hộ tự chuyển đổi những thửa ruộng liền nhau thành thửa, ruộng lớn. Trong quá trình chuyển đổi các hộ tự nguyện thoả thuận với nhau về diện tích, hạng đất, hệ số đổi nhất định và các loại hoa lợi khác nếu có. Các xã có thể xây dựng hệ số trao đổi giữa các loại đất để dùng tham khảo khi trao đổi. Phương pháp này còn gọi là phương pháp “rút bù”.

Hai là, chuyển đổi ruộng đất gắn với quy hoạch kiến thiết lại đồng ruộng. Phương pháp này áp dụng với các xã ruộng đất manh mún, quy hoạch giao thông thuỷ lợi đồng ruộng chưa được khoa học, hoàn chỉnh. Việc chuyển đổi ruộng đất gắn với quy hoạch lại đồng ruộng thực tế là điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông thuỷ lợi nội đồng, quy hoạch đất tập trung một vùng, quy hoạch các vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và định hướng chuyển đổi ruộng đất cho các thôn, gọi là phương pháp “rũ rối chia lại”.

Như vậy cần nghiên cứu và sớm hoàn thiện ban hành văn bản pháp lý có giá trị pháp lý cao như nghị định về dồn điển đổi thửa tạo cơ chế và cơ sở triển khai trong thực tiễn. Đây được coi là chính sách lớn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả trong điều kiện CNH-HĐH nông nghiệp và nông thôn hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 113)