Quy hoạch ruộng đất manh mún

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 82)

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm

2.2.2. Quy hoạch ruộng đất manh mún

Hiện tượng ruộng đất manh mún trong nông nghiệp cần thể hiện sự manh mún về mặt ô thửa trong đó một đơn vị sản xuất (thường là nông hộ) có quá nhiều mảnh ruộng với kích thước quá nhỏ của các mảnh ruộng này không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và sự manh mún thể hiện trên quy mô về đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác. Cả hai kiểu manh mún này đều dẫn đến tình trạng chung là hiệu quả sản xuất thấp, khả năng đổi mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất là khả năng cơ giới hoá và thuỷ lợi hoá trong nông nghiệp kém hiệu quả. Ngoài ra, tình trạng manh mún ruộng đất còn gây nên những khó khăn trong quy hoạch sản xuất và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.

Sự manh mún ruộng đất ở nước ta thể hiện rõ nhất và tập trung nhất là ở đồng bằng sông Hồng. Sự manh mún này thể hiện ở khía cạnh manh mún về số ô thửa và bình quân quy mô của các ô thửa trong hộ gia đình sử dụng đất nông nghiệp. Mức độ manh mún thể hiện cụ thể tiêu biểu ở những địa phương sau: Bảng 2.2 : Mức độ manh mún đất đai ở một số tỉnh Bắc Bộ STT Tỉnh Tổng số thửa ruộng/hộ Ít nhất Nhiều nhất Trung bình 1 Hải Phòng 5 18 6 – 8 2 Hải Dương 9 17 11 3 Vĩnh Phúc 7 47 9 4 Nam Định 3 , 1 19 5,7 5 Hà Nam 7 37 8,2 6 Ninh Bình 3 , 3 24 8

Nguồn: Viện Quy hoạch và thiết kế (2006), Bộ NN & PTNT.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất trên là do sự phức tạp của trong địa hình địa mạo đất đai ở mỗi địa phương trong. Ở nước ta nhất là đồng bằng sông Hồng, đều tồn tại 3 loại đất : đất cao, đất vàn và đất thấp. Hơn nữa, chế độ thừa kế bằng cách chia đều ruộng đất cho tất cả con cái ở Việt nam ruộng đất của cha mẹ thường được chia đều cho tất cả các con sau khi chung ra ở riêng, vì thế mà tình trạng phân tán ruộng đất gắn liền với chu kỳ phát triển của nông hộ. Một nguyên nhân nữa là phải kể đến là tâm lí tiểu nông của các hộ sản xuất nhỏ. Tâm lý sản xuất nhỏ lẻ quy mô sản xuất nhỏ lẻ, các hộ nông dân ngại đứng trước mỗi thay đổi, nhất là những thay đổi liên quan đến ruộng đất. Việc giao đất nông nghiệp đã thực hiện theo Nghị định số 64/NĐ-CP của Chính Phủ theo nguyên tắc: “có tốt có xấu, có gần có xa”, bình quân cho các hộ nông dân nhằm đảm bảo mọi người đều có đất sản xuất cũng

là nguyên nhân chủ yếu của pháp luật giao đất để tất cả các hộ đều phải có ruộng xa, gần, tốt, xấu, cao, thấp, như vậy mới thể hiện tính công bằng. Độ phì tự nhiên của đất của các khu khác nhau phải chia đều cho các hộ. Hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất khác nhau đòi hỏi phải chia đều đất cho các hộ. Hệ số an toàn trong sản xuất chưa cao nhất là ở các chân đất có vấn đề dễ gây ngập úng hoặc đe doạ do thiên tai, do đó việc chia đều các rủi ro cho các hộ là chỉ tiêu quan trọng trong khi chia ruộng. Ngoài ra giá đất luôn biến động, tăng cao đặc biệt là các khu đất gần các trục đường chính hoặc trong tương lai sẽ nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu công nghiệp... vì thế đất nông nghiệp cần phải được chia đều cho các hộ để mọi người đều có thể cùng thuận lợi hay cùng chịu rủi ro nếu đất đai bị chuyển mục đích sử dụng, cũng như trong điều kiện canh tác. Tất cả những nguyên nhân trên trong đó nguyên nhân do việc giao đất nông nghiệp theo Nghị định số 64/NĐ-CP làm cho tình trạng đất nông nghiệp càng trở nên gay gắt và càng làm cho điều kiện sản xuất nông nghiệp không tạo được sự đột phá suốt nhiều năm qua.

Sự manh mún đất đai mang lại những thuận lợi nhất định cho các hộ nông dân như giảm thiểu về rủi ro do sâu bệnh vì diện tích các thửa có diện tích nhỏ, linh hoạt trong việc để lại thừa kế, thực hiện việc chuyển nhượng và bố trí sử dụng lao động được dễ dàng, cũng như tạo công bằng cho các hộ nông dân.

Tuy nhiên cũng gây các trở ngại lớn cho nền nông nghiệp sản xuất theo hướng công nghiệp hoá như tăng chi phí sản xuất, sử dụng nhiều lao động, mất đất do nhiều bờ ruộng, tăng mâu thuẫn giữa các hộ gần nhau. Đồng thời việc thực hiện đầu tư hạ tầng về thuỷ lợi và thực hiện cơ giới hoá rất khó khăn nhất là xây dựng vùng sản xuất hàng hoá lớn.

Như vậy sự manh mún đất đai trong nông nghiệp cũng là trở ngại rất lớn đối với nền nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)