- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
2.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam hiên nay 1 Đất nông nghiệp càng thu hẹp.
2.2.1. Đất nông nghiệp càng thu hẹp.
Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2010 của cả nước so với năm 2005 tăng 1.277.600 ha, trong đó tăng chủ yếu ở loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, tình hình tăng giảm các loại đất nông nghiệp cụ thể như sau:
Bảng 2. 1 Biến động đất nông nghiệp của cả nƣớc
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2005 So sánh 2010-
2005 (ha)
Đất nông nghiệp 26.100.160 24.822.560 1.277.600 1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.117.893 9.415.568 702.325
1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.437.293 6.370.029 67.264
1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.680.600 3.045.539 635.061 2 Đất lâm nghiệp 15.249.025 14.677.409 571.616 2.1 Đất rừng sản xuất 7.389.462 5.434.856 1.954.606 2.2 Đất rừng phòng hộ 5.719.339 7.173.689 -1.454.350 2.3 Đất rừng đặc dụng 2.140.225 2.068.864 71.361 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 690.218 700.061 -9.843 4 Đất làm muối 17.562 14.075 3.487 5 Đất nông nghiệp khác 25.462 15.447 10.015 (Báo cáo Kết qủa kiểm kê đất đai năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) [ 4 ]
Như vậy diện tích đất trồng lúa của nước ta năm 2010 là 4.127.731 ha, so với năm 2005 đã giảm 37.546 nghìn ha, trong đó, giảm nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng, cụ thể: Hải Dương giảm bình quân 1.642 ha/năm, Hưng Yên 943 ha/năm, TP Hà Nội 1.067 ha/năm. Vùng kinh tế phía Nam, TP Hồ Chí Minh giảm 3.045 ha/ năm, Tây Ninh 2.764 ha/năm, Tiền Giang 1.875 ha/ năm, Long An 2.697 ha/ năm, Bến Tre 1.725 ha/năm [ 51 ]. Đây là những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh so với cả nước, việc diện tích đất trồng lúa giảm do các địa phương thực hiện thu hồi đấtt nông nghiệp phục vụ cho các dự án xây dựng, công nghiệp và đặc biệt là các dự án phục vụ cho nhu cầu giải trí là sân golf. Theo thống kê của 49 tỉnh, thành phố từ 07/2004 đến 2009, các địa phương này đã thu hồi gần 750.000 ha đất để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư; trong đó có hơn 80% là đất nông nghiệp. Đáng chú ý, khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Đây là những khu vực đất đai thuộc loại tốt dành cho 2 vụ lúa/năm. Trong tương lai khi dân số tăng lên 100 - 120 triệu người vào năm 2015 thì việc phát triển công nghiệp đô thị ồ
ạt, cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của trái đất sẽ là những yếu tố sẽ làm cho tình trạng mất dần đất đai, an ninh lương thực và những thiệt hại về kinh tế, môi trường và an ninh xã hội bị đe dọa nếu chúng ta không có những biện pháp kịp thời để hạn chế việc thu hồi đất nông nghiệp. Đến 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm 3,89% đất nông nghiệp đang sử dụng). Trong đó, diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha. Các vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là, Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh Phúc (5.573 ha)... Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác dưới 0,5%. mặc dù diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao nên dẫn đến tình trạng diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp, chưa kể có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70% - 80% diện tích đất canh tác. Chỉ các tỉnh nằm ngoài những vùng trọng điểm về phát triển kinh tế, thì diện tích đất sản xuất và đất ở bị thu hồi còn tương đối nhỏ (trong khoảng từ vài trăm tới dưới 1.000 ha).
Việc thu hẹp đất nông nghiệp ngoài nguyên nhân là dùng cho mục đích phục vụ cho mục đích công nghiệp, đồng thời còn nguyên nhân nữa là do dùng đất nông nghiệp để xây dựng rất nhiều sân golf cho mục đích giải trí của một số người “có nhiều tiền” thật đáng báo động. Điều đáng nói là phần lớn
các sân golf ở Việt Nam đều nằm trên những khu đất trước kia vốn là đất canh tác nông nghiệp. Chỉ tính riêng giai đoạn từ năm 2001-2007, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là trên 500.000 ha, trong đó năm 2007 đã giảm 127.000 ha, đưa diện tích đất canh tác trên cả nước chỉ còn 4,1 triệu héc-ta. vào đầu tháng 6-2008, cả nước đã có 141 sân gôn ở 39 tỉnh, sử dụng tới 49.268 ha đất đai - trong đó có 2.625 ha đất trồng lúa. Có thể thấy, từ nay đến năm 2025, khoảng 10% - 15% diện tích đất nông nghiệp và các loại đất khác sẽ chuyển đổi mục đích phục vụ phát triển công nghiệp. Theo đó, diện tích đất trồng lúa đến năm 2010 còn khoảng 4 triệu ha, năm 2015 khoảng 3,8 triệu ha, đến năm 2020 chỉ còn khoảng 3,6 triệu ha.
Một nguyên nhân nữa làm đất nông nghiệp bị thu hẹp là do các quyết định thu hồi đất nhằm mục đích khác như xây dựng công viên nghĩa trang hiện nay cũng đáng báo động khi triển khai các dự án này chiếm dụng đất nông nghiệp rất lớn. Đồng thời các thảm hoạ thiên cũng là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp ở nước ta hiện nay. Vì vậy, vấn đề sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, tiết kiệm và bền vững cần có ý nghĩa hết sức to lớn.