Thời kỳ từ năm 1945 đến

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 25)

Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng đất nước bị kẻ thù bao vây từ nhiều phía. Thù trong giặc ngoài câu kết với nhau. nạn đói dịch bệnh xảy ra triền miên khắp cả nước. Đứng trước tình thế đó, Đảng và Chính phủ ra sức củng cố chính quyển nhân dân và chăm lo phát triển kinh tế.

Sắc lệnh ngày 22/9/1945, Chính Phủ đã ban hành sắc lệnh nằm xoá bỏ chế độ chiếm đoạt đất đai của thực dân, đế quốc thu hồi về tay nông dân. Đến Sắc lệnh ngày 26/10/1945 ban hành nhằm thúc đẩy các phương thức chấn hưng nông nghiệp quy định “những điền sản và hoa lợi không bị chia, ai cày cấy, trồng trọt thì được hưởng khuyến khích dân quê và thành thị ra sức trồng trọt không nên bỏ phí một tấc đất nào”. Đây là chính sách vô cùng cần thiết trong giai đoạn lịch sử này nhằm ổn định cuộc sống của người dân.

Ngày 20/10/1945 Chính phủ ra sắc lệnh số 78/SL ngày 14 tháng 7 năm 1949 giảm tô 25%. và thành lập Hội đồng giảm tô tại mỗi tỉnh để giải quyết việc giảm tô đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cấp bách của cách mạng của thời kỳ này.

Hiến pháp năm 1946 ra đời ngày 2/11/1946 là nền tảng cơ bản trong tổ chức chính quyền và quyền quyền tự do của nhân dân trong đó ghi nhận quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được đảm bảo, tạo cơ sở cho sở hữu tư nhân, giúp cho giai cấp nông dân chủ động trong sản xuất, thúc đẩy nông nghhiệp phát triển.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày càng khốc liệt, đất nước ta chuyển vào sang giai đoạn kháng chiến toàn diện trường kỳ, Hội nghị lần thứ 2 BCHTƯ Đảng vào tháng 1/1948 đã đề ra các chính sách ruộng đất trong thời kỳ kháng chiến, đã đề ra các định hướng cơ bản của việc tịch thu ruộng đất của địa chủ để chia cho dân nghèo. Chính Phủ đã ban hành sắc lệnh tạm cấp ruộng đất của Việt gian và chia ruộng đất của của thực dân Pháp cho dân cày nghèo.

Sắc lệnh số 88/SL ngày 22/5/1950 quy định cụ thể về chế độ lĩnh canh ruộng đất Nhà nước trong đó tại các điều 1, điều 2, điều 3 có quy định cấm chế độ quá điền, tá điền phải trực tiếp canh tác không được cho thuê hay lĩnh canh, thời hạn lĩnh canh ít nhất là ba năm, việc lĩnh canh phải có giấy giao kèo do Uỷ ban hành chính kháng chiến xã thực hiện. Sắc lệnh cũng quy định quyền của người lĩnh canh, chủ điền không có quyền đòi lại ruộng đất trừ trường hợp tá điền vi phạm điều cấm về quá điền hoặc tá điền bỏ ruộng đất

Tháng 3/1952 Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về sử dụng đất công điền, công thổ. Chia cấp công điền công thổ cho hợp lý, để cải thiện đời sống của nông dân, và đẩy mạnh tăng gia sản xuất là một điểm trong chính sách ruộng đất của Chính phủ, thời kỳ này đã nhận thức được việc chia thành

nhiều thửa ruộng sẽ gây bất lợi cho sản xuất canh tác và giải quyết triệt để cách mạng ruộng đất.

Ngày 4/12/1953 Quốc hội đã thông qua Luật Cải cách ruộng đất, đây là văn bản có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chính sách ruộng đất, theo đó nhằm mục đích thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác ở Việt Nam, xóa bỏ chế độ phong kiến chiếm hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ, chia lại ruộng đất cho nông dân nhằm thực hiện triệt để “người cày có ruộng” Qua đó giải phóng sức sản xuất ở nông thôn, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và mở đường cho công thương nghiệp phát triển cũng như cải thiện đời sống của nông dân, bồi dưỡng lực lượng của nhân dân, lực lượng của kháng chiến. Nhờ chính sách này mà đại bộ phận nông dân nhất là bần nông đều có ruộng đất để canh tác sản xuất nông nghiệp. Ngày 04/12/1953, Luật cải cách ruộng đất được ban hành bao gồm 5 chương với 38 điều. Nội dung quy định của Luật cải cách ruộng đất quy định về tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng đất công, nửa công nửa tư, đất tôn giáo, đất vắng chủ và đất bỏ hoang nhằm thủ tiêu chế độ chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp; xoá bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân. Quy định về cách chia ruộng đất tại Điều 26 của Luật cải cách ruộng đất, theo đó nguyên tắc chia ruộng đất thời kỳ này được xác định như sau: Thiếu nhiều chia nhiều, thiếu ít chia ít, không thiếu không chia; Chia trên cơ sở nguyên canh, rút nhiều bù ít, rút tốt bù xấu, rút gần bù xa; Chia theo nhân khẩu chứ không theo sức lao động; Lấy số diện tích bình quân và số sản lượng bình quân ở địa phương làm tiêu chuẩn để chia; Chia theo đơn vị xã; song nếu xã ít người nhiều ruộng, thì có thể san sẻ một phần cho xã khác ít ruộng nhiều người, sau khi đã chia đủ cho nông dân trong xã [ 23 ].

Mặc dù Luật cải cách ruộng đất trong giai đoạn này trong quá trình thực hiện mắc phải một số sai lầm nhất định nhưng cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc được coi là thành tựu trong chính sách đất nông nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp, đến tháng 6-1955 được tiến hành ở 735 xã, bao gồm 1.608.294 nhân khẩu. Tiếp đó tháng 12-1955, cải cách ruộng đất đợt 5 được triển khai ở 1.720 xã, có trên 6 triệu người trong 20 tỉnh và 2 thành phố. Tháng 7-1956, cải cách ruộng đất đợt 5 kết thúc ở toàn bộ vùng đồng bằng, trung du và 280 xã miền núi.

Cuộc vận động cải cách ruộng đất năm 1956 đã đạt kết quả là: Chia 334.100 ha ruộng cho nông dân; hoàn thành xóa bỏ giai cấp địa chủ, xóa bỏ tàn dư chế độ phong kiến ở miền Bắc; nâng cao quyền làm chủ của nông dân trong nông thôn. Tính chung, từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến cuối năm 1956, ở miền Bắc đã chia 810 nghìn ha ruộng đất, Tính đến năm 1953, ở Nam Bộ, chính quyền cách mạng đã chia cho nông dân 410.000 ha ruộng đất của thực dân Pháp và địa chủ phản động quyền lợi của người nông dân nhưng vẫn đảm bảo và được “chiếu cố” đến các tầng lớp xã hội khác như tá điền trung nông và cả gia đình Việt gian, phản động, cường hào gian ác vẫn được chia. Trên cơ sở đó thúc đẩy mọi tầng lớp tham gia kháng chiến và thúc đẩy nền nông nghiệp ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho kháng chiến [ 44 ].

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)