Khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 39)

Cộng đồng dân cư là một khái niệm xuất hiện nước ta từ lâu. Trong lĩnh vực pháp luật đất đai, Luật đất đai năm 1993 chưa ghi nhận cộng đồng dân cư với tư cách là chủ thể sử dụng đất, tuy nhiên trong thực tiễn cộng đồng dân cư cũng là chủ thể chủ thể sử dụng đất nông nghiệp. Đến Luật đất đai năm 2003 tại Khoản 4 Điều 71 thì cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và các điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất. Đất được Nhà nước giao cho cộng đồng dân cư sử dụng để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu số và cộng đồng dân cư được giao đất nông nghiệp có trách nhiệm bảo vệ diện tích đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, không được chuyển sang sử dụng các mục đích khác.

1.3.2. Khách thể và nội dung của quan hệ pháp luật sử dụng đất nông nghiệp nông nghiệp

Trong quan hệ pháp luật sử dụng đất nông nghiệp, nhóm đất nông nghiệp có những loại đất khác nhau và có những đặc điểm khác biệt so với các loại đất khác, do đó khách thể quan hệ pháp luật này là những quyền và lợi ích mà mỗi chủ thể hướng tới, nhìn chung các chủ thể trong quan hệ pháp luật sử dụng đất nông nghiệp đều mang nhằm mục đích sử dụng đất nhằm khai thác đất đai phục vụ cho các mục đích khác nhau của mỗi chủ thể.

Nội dung của quan hệ pháp luật sử dụng đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai bao gồm các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai:

* Quyền của ngƣời sử dụng đất

Quyền của người sử dụng đất có các quyền chung và các quyền cụ thể của người sử dụng đất.

Các quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 105 Luật đất đai năm 2003. Đó là: Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Bên cạnh những quyền chung đó, người sử dụng đất còn được quyền lựa chọn các hình thức sử dụng đất mà mình mong muốn như: hình thức được giao đất hoặc thuê đất để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, khi trở thành chủ sử dụng đất người sử dụng đất còn được quyền cụ thể trong các giao dịch quyền sử dụng đất như: Chuyển đổi quyền sử dụng đất; Chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất; Tặng cho quyền sử dụng đất; Thừa kế quyền sử dụng đất; Thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Khi thực hiện các quyền của chủ thể sử dụng đất nhằm tham gia các giao dịch dân sự thì người sử dụng đất nông nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đất đai như: Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo

đảm thi hành án; trong thời hạn sử dụng đất. Điều này, không những được Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng cho người sử dụng cũng như phục vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai nhằm đảm bảo an toàn tránh các rủi ro pháp lý khi các bên tham gia vào các quan hệ pháp luật đất đai.

* Nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất

Người sử dụng đất khi sử dụng đất phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chung theo quy định tại Điều 107 của Luật đất đai năm 2003:

Thứ nhất, sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật. Điều này nhằm bảo đảm ổn định trật tự trong quản lý đất đai tránh các hiện tượng vi phạm pháp luật đất đai.

Thứ hai, đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bão lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đây là cở sở để nhà nước bảo hộ và hạn chế các rủi ro phát sinh khi tham gia các quan hệ giao dịch đất đai nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể sử dụng đất đai.

Thứ ba, thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;

Thứ tư, tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;

Thứ năm, tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;

Thứ sáu, giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất

Trên đây là các nghĩa vụ cơ bản các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai. Các nghĩa vụ này không những đảm bảo lợi ích của các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp mà còn đảm bảo lợi ích của Nhà nước và trật tự của các quan hệ pháp luật đất đai.

Một phần của tài liệu Pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)