bền vững
Sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp nghĩa là có thể chuyển đổi việc sử dụng đất vào nhiều mục đích sản xuất khác nhau phù hợp với điều kiện và cơ hội sản xuất khác nhau nhằm đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi và sử dụng đất dựa trên ứng dụng công nghệ sản xuất thích hợp cũng như sử dụng đất do kết quả của đầu tư các yếu tố đầu vào ở các mức khác nhau. Điều này cần được xem xét trên cơ sở hợp lý với nguyên tắc bảo vệ nghiêm ngặt đất nông nghiệp, nhất là diện tích đất lúa trước nguy cơ khủng hoảng an ninh lương thực quốc gia.
Việc chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, sản xuất nông nghiệp tập thể sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đã thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Khi đó, hộ gia đình được quyền tự quyết nhiều hơn đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp của họ. Trong nền kinh tế thị trường việc sử dụng đất một cách linh hoạt có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì: Việc sử dụng đất linh hoạt cho phép nông dân có thể ứng xử với các tín hiệu thị trường như là giá cả của các yếu tố đầu vào và đầu ra. Giá đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến mức đầu tư và chi phí sản xuất, trong khi đó giá đầu ra lại có ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và mức độ thu hồi vốn đầu tư. Giá cả thị trường luôn luôn biến động nên việc linh hoạt trong sử dụng đất sẽ giúp cho nông dân tận dụng được các cơ hội của thị trường đồng thời giảm thiểu rủi ro do thay đổi giá cả. Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu thời tiết do đó mức độ rủi ro cao. Trong điều kiện như vậy, sản xuất không linh hoạt và cứng nhắc sẽ không cho phép nông dân thích ứng với những hoàn cảnh không bình thường. Nông dân sẽ có lợi nhiều khi sử dụng đất linh hoạt và sẽ giúp họ giảm thiểu rủi ro, đồng thời tiết kiệm chi phí, giảm tổn thất và do đó tăng thu nhập của họ.
Do đó việc sử dụng đất linh hoạt sẽ tối đa hoá lợi ích mang lại hiệu quả cao đối với người sản xuất nông nghiệp và vẫn đảm bảo yêu cầu đối với quản lý đất đai của Nhà nước. Hiện nay có một phần diện tích trồng lúa nước của nước ta không mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ được chuyển sang việc sử dụng đất này để nuôi trồng thuỷ sản hay các sản phẩm nông nghiệp khác có giá trị kinh tế cao chứ không thể nhất thiết là duy trì cứng nhắc diện tích đất trồng lúa này. Điều này chính là tạo điều kiện cho nhân dân tích cực tham gia sản xuất tạo nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
Đất đai đối với mỗi quốc gia là có hạn, đặc biệt trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp lại. Chính vì vậy để phát triển nông nghiệp, việc sử dụng đất nông nghiệp phải đảm bảo hợp lí, tiết kiệm trên cơ sở Nhà nước có chính sách sử dụng đất đai đúng đắn bảo đảm cho người nông dân có đất để sản xuất. Cùng với đó, việc sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả có là mối quan tâm đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của nước ta. Đất đai với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được đối với ngành sản xuất nông nghiệp trong khi tài nguyên đất nông nghiệp còn hạn chế khi chúng ta chỉ có “tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm mưa nhiều dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi mạnh, suy thoái đất đai trở nên gay gắt. Ngoài ra, tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất...Sản xuất nông nghiệp phải được canh tác trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Hiện nay, để đáp ứng nhu
cầu khách quan của tiến trình CNH-ĐH và đô thị hoá, chúng ta đang mất dần những “bờ xôi, ruộng mật” trên khắp cả nước, nhất là vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. Điều này cũng cần phải nhìn nhận lại và đặt vấn đề nông nghiệp trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước trong mối quan hệ phát triển bền vững của các ngành khác khau trong cơ cấu kinh tế hợp lý. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất đang sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt, cần tiết kiệm hiệu quả nhất trong việc sử dụng đất nông nghiệp tránh lãng phí, đặc biệt trong việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp phục vụ các dự án công nghiệp, xây dựng, quy hoạch đô thị có nhiều dự án “treo” và lãng phí ở nước ta hiện nay.
Tóm lại khi đề cập đến vấn đề sử dụng đất nông nghiệp, vai trò to lớn thể hiện khi đất nông nghiệp tại ở Việt Nam trong bối cảnh CNH-HĐH và quá trình đô thị hoá hiện nay làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Điều này không những đe doạ an ninh lương thực quốc gia, khi dân số ngày càng gia tăng và diễn biến thiên tai ngày càng bất thường mà còn ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống của những người sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi do thiếu việc làm và các vấn đề văn hoá xã hội cũng kéo theo những hệ luỵ trong xã hội nông thôn hiện nay. Đối với các chủ thể sử dụng đất nông nghiệp, nhất là hộ gia đình cá nhân đang canh tác, vấn đề đặt ra là cần phải giải phóng lực lượng sản xuất để tăng năng xuất và đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp hiện nay. Do đó, nghiên cứu pháp luật về sử dụng đất nông nghiệp làm rõ những bất cập của pháp luật đất đai đã tồn tại trong nhiều năm qua nhằm “cởi trói” bởi các quy định của pháp luật để tạo cơ sở tiến tới nền sản xuất nông nghiệp bền vững và nâng cao đời sống của bộ phận nông dân hiện nay. Vấn đề này được làm sáng tỏ tại Chương 2 trong luận văn, để đưa ra bức tranh toàn cảnh về thực trạng pháp luật về sử
dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam, từ đó tác giả luận văn có cơ sở đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong điều kiện hiện nay.
CHƢƠNG 2