Một số giải pháp hoàn thiện và phát triển phương thức thanh toán trực tuyến

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG TẠI CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN.PDF (Trang 65)

3.2.1 Kiến nghị đối với các ngành trong thúc đNy ứng dụng công nghệ thông tin: 3.2.1.1 Ngành Hải Quan (Bộ Tài Chính):

Phát triển nhanh và mạnh hệ thống giám sát hải quan điện tử, cập nhật và kết nối với các Cơ quan hải quan của các Hiệp hội, Hiệp hội hải quan quốc tế (WCO), các nước để tạo hành lang pháp lý và quy trình chuNn cho khách hàng xuất nhập khNu thực hiện. Việt Nam đã tham gia Công ước Kyoto về Đơn giản hoá và Hài hoà hoá Thủ tục Hải quan -năm 1997; Công ước Hài hoà mô tả và mã hoá hàng hoá (Công ước HS)- năm 1998. Về cơ bản rất nhiều thủ tục về hải quan đã dần tiến tới thống nhất với hải quan quốc tế, mặc dù còn có rất nhiều điểm chưa minh bạch. Hiện đại hóa ngành Hải quan sẽ tạo ra cơ hội cho hàng hóa xuất – nhập khNu Việt Nam bớt đi các rào cản, tạo lợi thế cạnh tranh để phát triển. Đó là ứng dụng thông quan điện tử, e-manifest, công nghệ điển tử trong giám sát hàng hòa: máy soi hải quan, hệ thống camera giám sát thông minh…. Thời gian vừa qua, hàng hóa xuất khNu của Việt Nam đi trực tiếp Bờ Đông và Bờ Tây của nước Mỹ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi Luật hải quan Mỹ, nhiều lô hàng bị ách tắc, không xuất được dẫn đến thiệt hại về chậm trễ đơn đặt hàng đã làm một số doanh nghiệp khốn đốn. Hệ thống khai báo hải quan còn lạc hậu, đa số sự dụng chứng từ trực tiếp (hard copy) thay vì sử dụng dạng tập tin, dữ liệu theo các tiêu chuNn mẫu và dễ dàng truy xuất cũng như tích hợp với hệ thống hải quan các nước trên thế giới. Hải quan và Cảng biển phải cùng phát triển hệ thống công nghệ thông tin kế thừa dữ liệu của nhau để cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khNu sự tiện dụng trong thông quan

thuế trực tuyến hay khách hàng có thể nhận lệnh giao hàng điện tử thông qua hệ thống chung giữa Cảng – Hãng tàu và Hải quan.

3.2.1.2 Ngành ngân hàng:

Trong việc tạo ra nhiều phương thức thanh toán bằng thẻ, qua mạng internet và chuyển khoản. Cụ thể là phạt triển mạnh các điểm chấp nhận thẻ thanh toán (POS), tạo ra các công cụ thanh toán trực tuyến. Ngân hàng Nhà nước cần tạo ra các hành lang pháp lý hướng dẫn cụ thể cho các Ngân hàng thương mại trong ứng dụng công nghệ thông tin để tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh giữa các ngân hàng. Liên quan đến vấn đề mở rộng việc sử dụng thẻ thanh toán ở Việt Nam, việc thay thế Qui chế 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 bằng Qui chế 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/5/2007 đã khắc phục được một số điểm chưa tương xứng của việc phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng. Bên cạnh đó, việc đưa Luật giao dịch điện tử (số 51/2005/QH11 ngày 9/12/2005) đi vào thực tiễn và Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 21/3/2002 về việc sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán đã tạo điều kiện tốt để các giao dịch thương mại diễn ra nhanh hơn. Phát triển mạnh dịch vụ e-bank phù hợp với hoạt động ngân hàng hiện đại, đặc biệt là yêu cầu của nền kinh tế tri thức và hoạt động thương mại điện tử trên phạm vi toàn cầu trong lĩnh vực ngân hàng.

Ngân hàng cùng với các lĩnh vực đặc thù trong khai thác cảng biển: Cảng container, cảng hàng rời, cảng khí hóa lỏng, cảng sửa chữa tàu (dock)…tạo ra nhiều gói dịch vụ tiện ích hơn cho khách hàng. Khi đã triển khai được trên phạm vi nội địa sẽ phải hướng tới triển khai trên phạm vi quốc tế khi mà kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới.

3.2.1.3 Ngành giao thông vận tải:

Thu hút vốn đNy mạnh những cụm cảng tiềm năng, qui hoạch phát triển đầu tư cho các cụm cảng, tại đó có điều kiện phát triển, gần nơi trung tâm phân phối, trung chuyển hàng hóa. Đảm bảo an toàn hàng hải theo các Công ước, Qui chế quốc tế về an ninh hàng hải (IMO) và an ninh cảng biển (ISPS CODE). Cụ thể: nạo vét các luồng tàu, bố trí hệ thống các Phao đảm bảo hành trình hàng hải an toàn. Có giải pháp ngăn ngừa các nguy cơ về tai nạn, môi trường. Bởi nếu có nguy cơ mất an

toàn xảy ra đối với tàu, thuyền…sẽ là tác hại rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường và làm đình trệ phát triển kinh tế chung. Ở các nền kinh tế phát triển, Bộ giao thông vận tải có trách nhiệm nâng cấp hệ thống các đèn tín hiệu (hải đăng), hệ thuống luồng lạch, … và ứng dụng công nghệ thông tin một cách triệt để, họ có một hệ thống điều hành chung gọi là Trung tâm ứng cứu tại bờ (Habour Master) để ra các Quyết định về việc tiếp nhận, cho phép tàu lưu thông ra – vào một quốc gia, một kênh luồng một cách an toàn nhất. Ở Việt Nam cơ quan đó gọi là Cảng vụ hàng hải, nơi đây sẽ làm các thủ tục cho tàu nước ngoài ra vào các cảng biển Việt Nam an toàn đồng thời thu phí hàng hải thông qua đại diện (đại lý hàng hải) của Hãng tàu tại Việt Nam. Nếu ứng dụng thanh toán trực tuyến được triển khai tại đây cũng góp phần lớn trong phát triển ngành hàng hải của Việt Nam. Từ đó, hỗ trợ cho các doanh nghiệp cảng thu hút được thêm nhiều khách hàng dựa trên sự tin tưởng, an toàn và nhanh chóng.

3.2.2 Phía doanh nghiệp kinh doanh Cổng thanh toán

Việc bảo mật trong khi thanh toán qua mạng là vấn đề chiến lược và là trọng tâm hàng đầu trong thương mại điện tử. Hiện nay, trong việc thanh toán qua mạng, các tổ chức tín dụng và các nhà cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán thẻ tín dụng trên thế giới áp dụng công nghệ bảo mật cao cấp là SET (Secure Electronic Transaction), một nghi thức tập hợp những kỹ thuật mã hoá và bảo mật nhằm mục đích đảm bảo an toàn cho các giao dịch mua bán trên mạng. Đây là một kỹ thuật bảo mật, mã hóa được phát triển bởi VISA, MASTER CARD và các tổ chức khác trên thế giới. Mục địch của SET là bảo vệ hệ thống thẻ thanh toán, tạo cho khách hàng, doanh nghiệp, ngân hàng, các tổ chức tài chính... sự tin cậy trong khi giao dịch mua bán trên Internet. Tóm lại SET được thiết lập để bảo mật những thông tin về cá nhân cũng như thông tin về tài chính trong quá trình mua bán và giao dịch trên mạng.

Thông thường Đơn vị cung cấp Cổng thanh toán trên Website của người bán hàng hóa, dịch vụ thường họ sở hữu chức năng phát hành thẻ thanh toán khi liên danh, liên kết với một nhóm ngân hàng để cung cấp cho người tiêu dùng. Nhóm

ngân hàng này càng lớn và tiêu chuNn công nghệ SET đối với Cổng thanh toán thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Mặt khác, vấn đề thu phí sử dụng cổng thanh toán cần phải được cân nhắc hợp lý giữa người sử dụng thẻ thanh toán, Đơn vị cung ứng cổng thanh toán, Ngân hàng phát hành và ngưới bán hàng hóa. Thông thường khi mới triển khai ứng dụng mức phí này sẽ được san sẻ giữa người mua và người bán thông qua các hình thức khuyến khích của ngân hàng, đơn vị cung cấp Cổng thanh toán và của người bán. Phí này nếu doanh nghiệp bán hàng và dịch vụ chi trả thì vẫn còn tiết kiệm và an toàn hơn cho với phương án sử dụng tiền mặt để thanh toán, chi trả.

3.2.3 Phía doanh nghiệp cảng biển nói chung:

Ở nước ta hiện nay, doanh nghiệp khai thác cảng phải tự động bươn chải với chính nỗ lực của mình. Có các doanh nghiệp đầu tư không đúng hướng, nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra trong khi hệ thống trang thiết bị đã chuNn bị sẵn. Bởi ngành cảng biển rất khó có thể đứng một mình để tự thân vận động vươn lên. Việc kết nối từ nhà máy của người sản xuất đến trung tâm phân phối, tới cảng thông qua hệ thống các đơn vị làm dịch vụ gom hàng, logistics đều cần trước tiên đó là hệ thống giao thông. Hệ thống giao thông đường thủy: bắt đầu từ các Trung tâm trung chuyển hàng hóa (Hub), đến phân phối hàng hóa vào đất liền bởi 3 phương thức sau:

• Vận tải thủy nội địa:

Nếu không có hệ thống kênh, sông, ngòi đủ điều kiện đảm bảo an toàn, độ sâu và trên hết là áp dụng Luật hàng hải triệt để thì khó có thể phát triển ngành dịch vụ gia tăng này. Ở Châu Âu đặc biệt là ở Hà Lan, Đức và Bỉ việc vận chuyển thủy nội địa chiếm một vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị gia tăng cho hàng hóa, đảm bảo công suất cao và an toàn. Vận chuyển bằng đường thủy sẽ tiết kiệm chi phí và tăng khả năng chuyên chở gấp nhiều lần so với các phương thức khác, mặc dù về mặt thời gian sẽ dài hơn.

• Vận tải đường sắt:

Ở Việt Nam, hệ thống đường sắt cũ kỹ, trong vòng 15 năm vẫn chưa có chuyển biến tích cực thì khó có thể có hy vọng ở một sự đột phá như những năm

đầu bước sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Lúc đó, con tàu thống nhất Bắc – Nam được gắn lên trên toa đầu tiên hai chữ “Đổi mới” đi vào lịch sử và có tiếng vang. Nhưng sự chững lại, sự ì ạch của ngành đường sắt đã tạo ra một sự thiếu cân bằng trong các phương thức vận tải, đó là sự quá tải của hệ thống đường bộ. Quá tải

ở đây mởi chỉ xét đến khía cạnh về vận chuyển hàng khách chứ chưa nói đến vận

chuyển hàng hóa. Chính vì thế mà chỉ số logistics (LPI) của Việt Nam còn thấp hơn cả Philipines, Thái Lai và Mã Lai. Việc qui hoạch phát triển hệ thống đường sắt phải gắn liền với qui hoạch cảng đó là bài học mà các nước đi trước đã trải qua. Bởi việc kết hợp vận tải hàng hóa bằng đường sắt sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển, tăng công suất vận chuyển, đảm bảo an toàn và có thể được chở đến tận đích đến thay vì phải kết hợp vận tải đa phương thức tốn kém thêm nhiều chi phí trung chuyển.

• Vận tải đường bộ:

Chứng kiến cảnh ngổn ngang, chậm chạp của các công trình đường bộ hiện nay của Việt Nam đã không ít các chuyên gia kinh tế, chuyên gia logistics phải thở dài; các doanh nghiệp mất đi cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh. Việc phát triển hệ thống đường bộ, mở rộng và tăng khả năng kết nối với hệ thống cảng, sân bay sẽ tạo bàn đạp cho hoạt động logistics phát triển từ đó, phát triển khả năng thông qua của cảng, doanh nghiệp dễ dàng trong việc chọn lựa phương thức làm sao tiết kiệm nhất cũng như đáp ứng được các đơn đặt hàng của đối tác.

Sau khi có được sự đồng bộ ở trên, các doanh nghiệp cảng sẽ chủ động phát triển hệ thống công nghệ thông tin kến nối với các cảng cạn (ICD), các Hãng tàu, Doanh nghiệp, Hải quan, Cảng vụ, hoa tiêu…đặc biệt là việc đơn giản hóa các thủ tục qui trình giao nhận hàng hóa tại cảng. Trong các biện pháp đơn giản đó thì phương thức thanh toán qua thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến chiếm một vị trí quan trọng và rất dễ kết hợp với hệ thống quản lý hiện đại của các cảng hiện nay. Sử dụng các công nghệ mới như: định vị toàn cầu, ứng dụng lược khai hàng hóa bằng phương thức điện tử, cổng thanh toán sẽ đưa hệ thống cảng của Việt Nam vốn là thế mạnh sẽ vươn lên chiếm vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp dịch vụ, đNy mạnh giao thương hàng hóa này.

3.2.4 Giải pháp hoàn thiện và đ$y mạnh thanh toán trực tuyến tại Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn:

Từ những giải pháp về vĩ mô nêu trên, nếu được triển khai thì TCSG hoàn toàn có thể hoàn thiện và phát triển nhanh công nghệ thanh toán trực tuyến với mục tiêu: nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và phát triển sản xuất kinh doanh. Các giải pháp cụ thể như sau:

3.2.4.1 Hoàn thiện cơ cấu nhân sự đáp ứng kỹ năng CNTT hoàn chỉnh:

Để vận hành và tối đa hóa các chức năng của hệ thống chương trình hiện tại

đòi hỏi TCSG phải đào tạo đội ngũ nhân viên giỏi chuyên môn trong tất cả các khâu tạo thành sản phNm dịch vụ. Trong đó, đội ngũ kỹ thuật viên quản trị mạng, quản trị hệ thống phải được cập nhật thường xuyên để tạo ra các phương án xử lý tình huống trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Duy trì thường xuyên hệ thống mạng và giải pháp an toàn mạng là điều kiện chính yếu để cảng đi vào hoạt động định và hiệu quả. Với đặc thù về việc thường xuyên chuyển dữ liệu điện tử theo thời gian thực và chuyển hóa dữ liệu thành báo cáo, thương vụ từ máy chủ của TCSG sang máy chủ của Ngân hàng, Hải quan và Cảng vụ nên việc gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống của công ty. Trong đó, công nghệ thanh toán trực tuyến nếu bị ảnh hưởng sẽ không phát huy hết được hiệu quả của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ những kết quả đạt được qua áp dụng thử tại cảng Cát Lái và Cái Mép: thanh toán qua POS, qua hợp đồng token và bảo lãnh thanh toán với những lợi thế ban đầu về công nghệ thông tin đồng bộ. Tuy nhiên, đây chỉ là bước khởi đầu của việc thanh toán không sử dụng tiền mặt mà thôi vì thông qua các phương thức này khách hàng vẫn còn phải làm rất nhiều thủ tục và chưa đạt đến việc tự động hóa các khâu trong thanh toán. Mục tiêu của tác giả là ứng dụng thanh toán thông qua mạng internet phù hợp với đa số điều kiện kinh doanh, thu hẹp về khoảng cách hiện nay.

Thông qua hợp tác với ngân hàng và đơn vị cổng thanh toán, TCSG phát triển hệ thống thanh toán thông qua việc khách hàng truy cập vào Website của TCSG để đăng ký sử dụng dịch vụ và thanh toán theo các bước như sau:

B1: Đặt hàng hóa/ dịch vụ và chọn phương thức thanh toán bằng thẻ nội địa:

Chọn hàng hóa/ dịch vụ, hoàn thành đơn đặt hàng, sau đó chọn “Thanh toán trực tuyến bằng thẻ nội địa”. Chọn thanh toán thẻ ngân hàng theo biểu tượng, ví dụ chọn ngân hàng TMCP Quân đội.

Hình 3. 2 Đặt hàng trực tuyến

B2: Nhập thông tin thẻ và xác thực tài khoản

Nhập thông tin thẻ gồm:

- Tên chủ thẻ (Tên in trên mặt trước thẻ, không có dấu) - Số thẻ (gồm 16 số, in trên mặt trước của thẻ)

- Ngày phát hành (phần “VALID FROM” in trên mặt thẻ)

Nhấn “Tiếp tục thanh toán” để hệ thống xác thực. Thông tin nhập yêu cầu chính xác và số dư tài khoản đủ thanh toán.

Hình 3. 3 Chọn thanh toán

B3: Xác nhận thanh toán tại MB:

Kiểm tra lại số tiền thanh toán, các điều khoản và điều kiện của hợp đồng thanh toán trực tuyến. Để xác nhận việc thanh toán, khách hàng thực hiện các bước sau:

Nhập mật khNu dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Nhập chuỗi ký tựđược yêu cầu.

Tích vào nút “Tôi chấp nhận tất cảđiều khoản thanh toán của MB”

Sau đó nhấn vào nút OK để được chuyển sang bước xác thực bằng mật khNu dùng một lần OTP.

B4: Xác thực chủ thẻ bằng OTP (OneTime Password)

Sau khi khách hàng xác nhận việc thanh toán đơn hàng như trên, trang web sẽ chuyển tiếp sang 01 giao diện khác, đồng thời bạn sẽ nhận được một dãy số OTP (bao gồm 10 chữ số) gửi qua đường tin nhắn SMS về số điện thoại di động của khách hàng đã đăng ký.

Bạn nhập mã OTP lên website của MB để xác nhận giao dịch.

Hình 3. 5 - Nhập mật mã thanh toán

B5: Nhận kết quả giao dịch

Sau khi xác thực OTP, MB sẽ gửi thông báo kết quả giao dịch (chấp nhận

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG TẠI CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN.PDF (Trang 65)