Thực trạng hoạt động kinh doanh qua các năm:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG TẠI CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN.PDF (Trang 41)

Trên 20 năm hoạt động, Tân Cảng Sài Gòn đã tiếp nhận 22,190 lượt tàu kinh tế với sản lượng thông qua 15.5 triệu TEUs, tương đương 200 triệu tấn, tăng trưởng bình quân trên 25%/năm. Vốn chủ sở hữu tăng từ 14,7 tỷ đồng lên 3.792 tỷ đồng, tăng gấp 258 lần so với số vốn ban đầu, tỷ suất lợi nhuận bình quân hàng năm trên vốn chủ sở hữu đạt hơn 30%. Sự tăng trưởng và sự lớn mạnh của cảng thể hiện bởi sản lượng thông qua cảng, đơn vị tính ra container chuNn 20 feet (~1 TEU), chính vì thế việc xếp hạng cảng container quốc tế lớn hàng cũng căn cứ vào sản lượng thông qua hàng năm. Tân Cảng Sài Gòn là một trong top 40 cảng container hàng đầu trên thế giới hiện nay nếu xét theo mức độ sản lượng thông qua hàng năm. Chi tiết tổng quan về Tân Cảng Sài Gòn tại Phụ lục 03 của luận văn.

Bảng 2. 1- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004-2009

ĐVT: Tỷ đồng

NĂM

SẢN LƯỢNG D. THU LỢI NHUẬN Số tàu 1000 TEU % Tăng trưởng 1000 Tấn Số tiền % Tăng trưởng Số tiền % Tăng trưởng 2004 1.382 880 20% 11.000 843 21% 251 0,7% 2005 1.554 1.010 24% 14.500 951 13% 254 1,3% 2006 1.914 1.475 36% 20.000 1.254 32% 303 19% Tăng trưởng năm 2004-2006 27% 22% 7,0% 2007 2.045 1.850 25% 26.500 2.000 60% 510 69% 2008 1.985 2.018 9% 28.000 2.766 38% 586 15% 2009 2.35 2.430 20% 33.000 3.234 12% 746 13%

Tăng trưởng năm 2007-2009 18% 37% 32%

Nguồn: Báo cáo tại Buổi tiếp đón và làm việc với Thủ tướng Chính phủ (9/8/2010).

Ghi chú: Sản lượng năm 2003 đạt 704 nghìn TEU tương đương 8,8 triệu tấn; Doanh thu năm 2003 là 666 tỷđồng, lợi nhuận đạt 249 tỷđồng.

Để thấy rõ hơn các thương vụ phát sinh doanh thu tại cảng, quy trình khai thác container tại cảng sẽ làm nổi bật các công đoạn trong chuỗi dịch vụ cảng đáp ứng nhu cầu của khách hàng:

Hình 2.1 - Qui trình khai thác container tại cảng

: Tiếp nhận tàu container: Phí cầu bến, phí hoa tiêu và phí lai dắt. Sau khi tàu cập bến an toàn và sẵn sàng làm hàng, phương tiện tại cầu tàu sẽ làm hàng nhập tức là gắp container từ tàu xuống xe đầu kéo: Phát sinh phí dỡ container; tương từ như vậy sẽ phát sinh phí xếp container lên tàu. Loạt cước phí này hiện nay cảng và Hãng tàu ký hợp đồng nguyên tắc để ràng buộc trách nhiệm, phương thức thanh toán hiện nay là chuyển khoản sau khi chuyến tàu đó kết thúc.

: Xe đầu kéo di chuyển container vào bãi hàng, phương tiện trong bãi hạ container xuống nền bãi hoặc gắp container từ bãi lên xe đầu kéo để chở ra ngoài cầu tàu xuất lên tàu: Phát sinh phí hạ/nâng container. Các đơn giá phát sinh được thực hiện thông qua đàm phán, thỏa thuận. Tại quy trình này được cảng và hãng tàu, khách hàng xuất nhập khNu ràng buộc với nhau bằng hợp đồng dịch vụ và được thanh toán qua hình thức chuyển khoản.

: Khi xe đầu kéo của khách hàng vào nhận container, sẽ thực hiện các bước thủ tục và vào cảng nhận hàng sẽ phát sinh các chi phí: Nâng, kiểm hóa hàng nhập, rút

hàng... tương tự như vậy: Nếu khách hàng vào hạ container để chuNn bị xuất lên tàu sẽ phải đóng phí hạ container, kiểm hóa hàng xuất... Đây là quy trình trực tiếp nhất giữa cảng và khách hàng xuất/nhập khNu, tuy nhiên các dịch vụ này được thực hiện theo bảng giá đối nội của cảng. Phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Đây là mục tiêu mà Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn muốn phát triển phương thức thanh toán trực tuyến. Bảng 2. 2 - Doanh thu các dịch vụ chủ yếu của cảng ĐVT: tỷđồng TT TÊN DNCH VỤ NĂM 2005 2006 2007 2008 2009 DK 2010 1 - Dịch vụ bốc xếp hàng container 303 482 553 1.047 1.247 1.500 2 - Dịch vụ bốc xếp hàng tại bãi 312 392 375 388 400 332 3 - Dịch vụ vận chuyển xà lan 3 6 10 14 17 116 4 - Dịch vụ vận hành container lạnh 3 4 4 4 5 8 5 - Dịch vụ cầu bến 17 19 18 30 35 42 6 - Dịch vụ lai dắt hỗ trợ 11 15 13 24 42 37 7 - Dịch vụ buộc cởi dây 29 68 8 - Lưu bãi, bảo quản hàng hóa 285 274 921 1.094 1.300 1.460 9 - Dịch vụ khác 17 24 59 97 115 119 TỔNG 951 1.216 1.953 2.698 3.190 3.682

Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm và Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2010 của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Các dịch vụ khác: Các dịch vụ khác bao gồm hoa tiêu, hàng hải, khai thuê hải quan, cho thuê phương tiện… Doanh thu các mảng dịch vụ này trong những năm tới sẽ tăng theo xu hướng thị trường: tăng kích cơ tàu vận chuyển, gia tăng cán cân ngoại thương và phát triển hệ thống cảng nước sâu. Nhất là khi các dự án trải dài từ Nam ra Bắc của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn chính thức đi vào khai thác. Dịch vụ này có nhiều rủi ro liên quan đến giá trị tài sản rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng cho nên Cảng và Hãng tàu sẽ ký hợp đồng với các quy tắc chuNn về đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn xếp dỡ cho các tàu ghé vào các cảng của Tân Cảng Sài Gòn. Cần nói thêm nữa, dịch vụ hoa tiêu hiện nay là một sản phNm độc quyền của Tân Cảng Sài Gòn để cung ứng gói dịch vụ đầy đủ nhất đến Hãng tàu. Khi khu phức hợp hệ thống hậu cảng liên

quan đến: khu lưu rỗng, khu thông quan tập trung và kho chứa hàng được kết nối với cảng thì các điều kiện để phát triển dịch vụ logistics mới thực sự đem lại nguồn thu lớn cho Tân Cảng Sài Gòn.

Bảng 2. 3 - Doanh thu dịch vụ khác ĐVT: tỷđồng TT TÊN DNCH VỤ NĂM 2006 2007 2008 2009 DK 2010 1 - Dịch vụ hoa tiêu 0 0 14 15 72 2 - Dịch vụ hàng hải 7 9 9 3 6

3 - Dịch vụ cho thuê phương tiện 13 15 14 4 4 4 - Dịch vụ khai thác depot 8 12 4 3 7 5 - Dịch vụ khai thuê hải quan 10 11 27 19 69

TỔNG 38 47 68 44 158

Nguồn: Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh – Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn

Chính mảng dịch vụ khác này đã làm cho gói dịch vụ của Tổng Công ty TCSG

đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, hãng tàu. Tuy nhiên đây cũng là

phần doanh thu đang sử dụng chủ yếu bằng tiền mặt.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG TẠI CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN.PDF (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)