Bài học cho phát triển các cảng biển của Việt Nam:

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG TẠI CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN.PDF (Trang 37)

Do Việt Nam có đặc thù riêng về phát triển hệ thống cảng biển dựa trên sự tồn tại của các cảng biển có công nghệ cũ, lạc hậu cùng với việc thiếu đồng bộ trong phát triển các ngành khác có liên quan như: ngân hàng, hải quan và công nghệ thông tin nên việc ứng dụng thanh toán trực tuyến để rút ngắn và hạn chế bớt các thủ tục tương đối khó khăn. Giới thiệu chi tiết về hệ thống cảng biển Việt Nam tại Phụ lục 02 của luận văn.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà hệ thống cảng biển Việt Nam không có các cơ hội để phát triển dựa trên các công nghệ mà các cảng trên thế giới đã triển khai áp dụng từ lâu. Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, các thủ tục ở hầu hết các khâu theo cam kết phải giảm và tinh gọn đáng kể, cùng với đó là thương mại điện tử có cơ hội phát triển mạnh mẽ. Thuận lợi của nước đi sau luôn luôn là công nghệ đã sẵn có không cần mất nhiều thời gian hoán chuyển hay áp dụng thử. Trước hết để quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam phải:

Đi đôi với việc phát triển đội tàu, công nghệ đóng tàu để tăng sức cạnh tranh và giảm bớt áp lực trên thị trường thuê tàu đang bị phụ thuộc của các Doanh nghiệp xuất nhập khNu của Việt Nam hiện nay. Thị trường này dường như là độc quyền cho người bán hay người mua ở nước ngoài. Họ định đoạt quyền mà đáng lẽ mang về rất nhiều dòng tiền cho nền kinh tế Việt Nam. Bài học

cho Việt Nam trong tình huống này phải học tập Singapore, một đất nước nhỏ bé nhưng phát triển đội tàu và hệ thống cảng biển hàng đầu thế giới. Phát triển công nghệ ngân hàng: Việc gia tăng áp lực cạnh tranh sẽ dẫn đến các ngân hàng phải cho ra các gói dịch vụ mới, thêm nhiều tiện ích cho khách hàng. Trong tình huống này, hệ thống cảng biển của Hà Lan đi đầu trong việc bắt tay với ngân hàng để tạo ra các tiện ích cho khách hàng xuất/nhập khNu. Hiện nay cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đang diễn ra gay gắt,

đến một lúc nào đó sự bão hòa trong kinh doanh sẽ thúc đNy ngân hàng tìm

đến giá trị đặc thù cho các dịch vụ cảng biển. Đáng lẽ, mỗi lĩnh vực có một số loại ngân hàng chuyên biệt để thúc đNy cùng phát triển. Tuy nhiên ngân hàng lại không biết tìm đầu ra cho sản phNm của mình, lấy thí dụ như ngân hàng hàng hải (Maritime Bank), lĩnh vực dịch vụ ngoại thương lại rất kém. Áp dụng triệt để công nghệ khai thác cảng hiện đại đúng như tầm vóc của đất nước với 1 triệu km2 mặt nước biển, gấp 4 lần diện tích đất liền và chiếm 28% diện tích Biển Đông. Phải có sự đột phá trong CNTT để khai thác cảng biển của Việt Nam cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông đường thủy (luồng tàu, hệ thống phao, cảnh báo…); giao thông đường bộ (nâng cấp, mở rộng các trục đường chính nối cảng; giao thông đường sắt (vận chuyển được nhiều hơn, nhanh hơn cùng một thời điểm); gần đường hàng không (linh hoạt trong trung chuyển các mặt hàng có giá trị)…

Mặc dù hệ thống giao thông quốc tế bằng đường bộ của Việt Nam kém phát triển nhưng chúng ta có lợi thế về đường thủy, nằm giữa trung tâm của Đông Nam Á, trên tuyến đường thủy quan trong nối giữa Châu Á với Châu Mỹ và Châu Âu. Chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi các nước tiên tiến trên thế giới để phát triển hệ thống cảng biển với đầy đủ chức năng và vai trò của nó. Trong đó có thanh toán trực tuyến làm chìa khóa thành công trong việc đưa nền kinh tế hướng mạnh vào chất lượng xuất khNu.

KT LUN CHƯƠNG 1

Thanh toán trực tuyến tồn tại một cách khách quan theo sự tiến bộ của khoa học ngân hàng và Công nghệ thông tin. Kể từ khi thẻ thanh toán ra đời và thương mại điện tử xuất hiện, nó đã nhanh chóng làm xuất hiện phương thức thanh toán trực tuyến. Thẻ thanh toán đã được phát hiện và sử dụng thành công trên thế giới đã rất lâu và Việt Nam đang trong quá trình ứng dụng và đNy mạnh công cụ này để hạn chế lưu thông tiền mặt trong nền kinh tế. Cùng với nó, phương thức thanh toán trực tuyến bằng thẻ thanh toán, thẻ tín dụng đã và đang được triển khai sử dụng tại Việt Nam ở các lĩnh vực đặc thù như: mua sắm trực tuyến, bán vé máy bay, vé tàu…nhưng ứng dụng vào thanh toán trực tuyến cho lĩnh vực dịch vụ cảng biển mới chỉ bắt đầu. Từ những thành quả của phương thức này đối với các cảng trên thế giới

đã áp dụng lâu nay, tác giả đã mạnh dạn phân tích đặc trưng, tiện ích của phương

thức này đối với hoạt động kinh doanh của cảng. Chương II sẽ phân tích rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh tại các cơ sở của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn để nhấn mạnh rằng phương thức thanh toán trực tuyến sẽ đem lại lợi ích rất lớn không những cho doanh nghiệp cảng mà còn là thí điểm cho các Đơn vị, lĩnh vực khác triển khai tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THC TRNG THANH TOÁN TRC TUYN TI TNG CÔNG TY TÂN CNG SÀI GÒN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG TẠI CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN.PDF (Trang 37)