Những hạn chế và nguyên nhân trong bước đầu triển khai áp dụng thử

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG TẠI CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN.PDF (Trang 58)

phương thức sử dụng thẻ thanh toán qua máy đọc thẻ (POS – Point of sale), hình thức token và hợp đồng bảo lãnh thanh toán:

Hạ tầng công nghệ thông tin: Về cơ bản, khi triển khai thanh toán qua thẻ máy đọc thẻ, hợp đồng token hay bảo lãnh thanh toán đều có những rủi ro nhất định. Đây là bước đệm để triển khai thanh toán trực tuyến được phát triển dựa trên nền tảng Website thương mại điện tử sau này của TCSG. Để triển khai đầy đủ thanh toán trực tuyến đòi hỏi TCSG phải có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh, đảm bảo thông suốt 24/24. Khi khách hàng không phải lo sợ về tình trạng mất thông tin cá nhân, số PIN khi giao dịch thì khách hàng sẽ sử dụng nhiều hơn. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi có sự kết hợp phát triển của hệ thống tiếp nhận thẻ và khả năng đáp ứng dịch vụ thẻ của đơn vị trung gian thanh toán: Ngân hàng và Đơn vị cung ứng cổng thanh toán.

Tính không đồng bộ của chuỗi cung ứng dịch vụ:

Mức độ phức tạp của thương vụ cảng khác nhiều so với các doanh nghiệp đang ứng dụng thanh toán trực tuyến thí dụ như: mua vé máy bay, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, đi taxi, nghỉ mát theo tour hay mua sắm…Dịch vụ cảng nếu ứng dụng thanh toán trực tuyến phải có giỏ dịch vụ trên Website rõ ràng, bao gồm nhiều công đoạn riêng không giống như giá cả của một sản phNm được xây dựng dựa trên chi phí nguyên, nhiên liệu, nhân sự, quản lý đầu vào. Khi khách hàng ngồi máy vi tính đăng ký thương vụ nhất định thì đằng sau đó chỉ trong tích tắc hàng loạt các động tác của chương trình xử lý xảy ra như: kiểm tra số liệu về container với chương trình TOPO-VN, kiểm tra dữ liệu về giá…. Sau đó phản hồi lại cho khách hàng số tiền phải thanh toán. Ví dụ: khách hàng thanh đăng ký nhận 04 container hàng nhập (nguyên container -FCL) tại cảng, các dịch vụ liên quan sẽ là: * Phí thủ tục hải quan (nếu có) ~1,4 triệu đồng/container, Phí nâng hạ container từ bãi hàng

lên xe (220.000 đồng/container, Phí lưu bãi hàng đối với container (số ngày lưu bãi nhân với đơn giá/ngày = 5 x 23.400 =117.000 đ/container/ngày)… Khi đăng ký đến bước thanh toán, cổng thanh toán sẽ tính toán đưa ra tổng thanh toán là : (1,400,000 + 220.000 + 117.000) đồng x 4 =6.948.000 đồng .

Liên minh thẻ chưa mạnh:

Người mua có thẻ tín dụng (Cardholder) khi quyết định mua hàng sẽ nhập các thông tin về thẻ tín dụng của mình như: số thẻ, mã số an toàn, thời hạn của thẻ, họ và tên chủ sở hữu, địa chỉ thanh toán trên Website, những thông tin này sẽ được chuyển đến cho ngân hàng hay nhà dịch vụ cung cấp Cổng thanh toán (Acquirer). Sau đó Acquirer sẽ gửi thông tin về thẻ tới dịch vụ cung cấp thẻ và ngân hàng phát hành thẻ để kiểm tra tính hợp lệ của thẻ và kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ. Nếu mọi điều kiện đều phù hợp, ngân hàng phát hành thẻ sẽ gửi thông tin ngược trở về cho Acquirer, thông tin được giải mã gửi về cho người bán và việc thanh toán được thực hiện. Tiền sẽ được chuyển từ thẻ tín dụng của người mua tới tài khoản bán hàng merchant account trên Acquirer, sau đó sẽ được chuyển vào tài khoản ngân hàng của người bán.

Hiện nay đơn vị cung cấp cổng thanh toán đang nở rộ tại Việt Nam, cho thấy việc quan tâm của các doanh nghiệp với kinh doanh thương mại điện tử được chú trọng hơn. Ngân hàng cần có người thứ ba chuyên nghiệp hơn, thay mặt mình để kiểm tra đảm bảo quá trình thanh toán diễn ra an toàn. Như vậy phí dịch vụ phát sinh mà người mua hàng và người bán hàng phải chịu là gì:

- Người bán đăng ký với Ngân hàng hoặc đơn vị cung ứng Cổng điện tử một tài khoản thanh toán bán hàng hóa, dịch vụ qua mạng (Internet merchant account): thông thường không tốn phí.

- Việc sử dụng phần mềm ứng dụng Cổng thanh toán thường có phí cài đặt ban đầu từ vài chục đến vài trăm đô la và phí duy trì hàng tháng khoảng vài chục đô la. Trong mỗi giao dịch thanh toán qua mạng, các Ngân hàng hoặc Cổng thanh toán sẽ thu phí khoảng từ 1.5% đến 4% giá trị giao dịch và khoảng từ 0.3$ cho tới 0.5$ phí xác nhận thông tin thẻ/lần giao dịch.

- Ngoài ra, nếu có sai sót trong quá trình thanh toán hoặc bị thẻ tín dụng giả, người bán phải chịu thêm chi phí chargeback khoảng vài chục đô la. Trên thực tế, người bán đã cộng chi phí này vào giá bán hàng để giảm bớt rủi ro này. Chargebacks xảy ra khi người mua yêu cầu nhà cung cấp Credit Card của họ (thường là các ngân hàng) hủy bỏ giao dịch đã được thực hiện trước đó và đòi lại tiền do 3 nguyên nhân chính:

o Không nhận được hàng hóa mua về: Trường hợp này người mua đã trả tiền nhưng không nhận được hàng hóa, dịch vụ.

o Hàng hóa/dịch vụ mua về không đúng yêu cầu: Trường hợp này người mua trả tiền nhưng khi nhận được lại là sản phNm khác, có một trong các yếu tố hoặc thuộc tính khác với yêu cầu đặt mua.

o Giao dịch trái phép: Trường hợp thanh toán bị ăn cắp và dùng trái phép, chủ sở hữu yêu cầu Chargebacks để tránh tổn thất.

Tiến trình Chargeback được diễn ra như sau: Trước tiên chủ thẻ yêu cầu chargeback với bên quản lý thẻ thanh toán của mình. Bên quản lý CreditCard thông báo cho ngân hàng quản lý giao dịch của Cổng thanh toán sẽ giữ khoản tiền đó trong tài khoản thanh toán qua mạng của người bán một thời gian để xem xét sau đó sẽ tiến hành chargeback.

Trong thời gian qua đã có những Đơn vị trung gian liên minh các ngân hàng lại với nhau như Smartlink hay Banknet trong việc phát triển thẻ thanh toán (chủ yếu là thẻ rút tiền tự động – ATM), máy cà thẻ (POS- khách hàng có thể dùng thẻ ATM của ngân hàng để mua hàng thông qua máy cà thẻ). Hiện nay khách hàng sau khi thực hiện lệnh giao dịch, để đảm bảo bí mật thông tin, khách hàng thường kiểm tra các thông tin trên hoá đơn giao dịch, như: Loại hoá đơn mua hàng, số thẻ, tên chủ thẻ, thời hạn hiệu lực, ngày giao dịch, số tiền giao dịch, tên đại lý chấp nhận thanh toán thẻ... Tuy nhiên, hoạt động này chưa được nhộn nhịp và chỉ triển khai trong một phạm vi hẹp chủ yếu về sử dụng máy ATM của nhau giữa các ngân hàng. Cùng theo đó là hệ thống liên minh các ngân hàng chưa tạo ra được sự an tâm, tiện ích mà dịch vụ thẻ mang lại, thường khách hàng sử dụng vẫn còn cảm giác lo lắng và cảm thấy không an toàn về vấn đề bảo mật. Ngay cả hệ thống máy rút tiền tự

động của các ngân hàng hiện nay, đôi lúc còn xảy ra các sự cố mất tiền, nuốt thẻ hay máy thường không rút tiền được vào cuối tuần…

Ngân hàng còn e dè trong triển khai:

Sự hợp tác giữa đơn vị cung cấp cổng thanh toán trực tuyến và ngân hàng ở mức dè chừng do đan chéo nhau quyền lợi và chức năng. Theo các chuyên gia phân tích thì hiện nay công việc này đang mang tính thử nghiệm. Vì tham gia liên kết với cổng thanh toán, Ngân hàng “không mất gì” mà còn có thể thu phí. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý của các giao dịch trên tài khoản ảo đang là lo ngại lớn nhất của các Ngân hàng. Bên cạnh đó, các công ty làm trung gian thanh toán đang cố gắng liên kết với các ngân hàng, như một biện pháp củng cố niềm tin cho khách hàng về mặt kiểm soát tính an toàn và kiểm tra chéo lẫn nhau. Theo thống kê, đến tháng 9/2010, cả thị trường thẻ ngân hàng có khoảng 27 triệu thẻ với 11.000 máy ATM và 42.000 máy POS. Tốc độ tăng trưởng phát hành thẻ trong 5 năm từ 2006 - 2010 đạt từ 150% - 200%, nhưng tỷ lệ thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ ngân hàng chỉ đạt chưa đến 5%. Số lượng giao dịch rút tiền mặt bằng thẻ qua hệ thống ATM chiếm đến 80% số lượng giao dịch thẻ thực hiện. Điều này cho thấy việc sử dụng thẻ ngân hàng hiện nay chỉ đơn giản một cấp (doanh nghiệp trả lương qua thẻ, sau đó thì rút tiền mặt để chi xài chiếm đa số hiện nay), chưa phát huy được những lợi ích và tiện ích của việc không sử dụng tiền mặt trong thanh toán.

Tính bảo mật của thanh toán trực tuyến:

Thanh toán trực tuyến là một trong những vấn đề cốt yếu của thương mại điện tử. Thiếu hạ tầng thanh toán, chưa thể có thương mại điện tử theo đúng nghĩa của nó. Phương pháp thanh toán qua mạng Internet theo phương thức B2C (Business to customer) phổ biến nhất là thẻ tín dụng. Tuy nhiên, một mối lo ngại cho khách hàng là vấn đề an ninh khi gửi qua mạng Internet những thông tin về thẻ tín dụng, bao gồm tên, số thẻ, ngày hết hiệu lực. Mặt khác, khách hàng còn lo ngại về vấn đề bảo vệ sự riêng tư. Họ không muốn người khác biết họ là ai, hay họ mua gì. Họ cũng muốn tin chắc rằng không ai thay đổi đơn đặt hàng của họ và rằng họ đang liên hệ với người bán hàng thực sự và không phải với một người giả danh.

Giao thức giao dịch điện tử an toàn cho thanh toán thẻ tín dụng: Một vấn đề cơ bản là "Sự mã hoá có đủ an toàn để bảo vệ thông tin mật và sự xác thực?". người bán hàng trong mọi giao dịch thẻ tín dụng ngoại tuyến đều có thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng. Điều này có nghĩa là thông tin thẻ tín dụng có thể bị lợi dụng. Liệu việc gửi thông tin thẻ bằng fax, điện thoại, e-mail, hay thư bảo đảm có tránh được nguy cơ này? Tất nhiên là không. Do đó, các kỹ thuật mã hoá thích hợp là sự bảo vệ an toàn nhất chống lại việc "nghe trộm" trong quá trình truyền thông tin.

Không chỉ vấn đề bảo mật trong quá trình truyền thông tin là cần được giải quyết mà còn cả vấn đề chứng thực người chủ sở hữu thẻ. Thậm chí một mật khNu cũng không thể loại trừ được hoàn toàn nguy cơ nếu một kẻ có mưu đồ xấu đăng ký với một cái tên giả. Người tiêu dùng cần phải trình một chứng thực xác nhận, chứng thực này có thể được lưu giữ ở một thẻ thông minh sao cho những kẻ giả mạo không thể lạm dụng thông tin của thẻ ngay cả khi thông tin có thể bị lộ ra.

Chưa có sự kết hợp giữa Cảng – Hải quan – Thuế - Hãng tàu:

Chính vì sự không đồng bộ trong việc ứng dụng CNTT, khả năng quản trị hệ thống và đặc biệt là vốn đầu tư đã làm cho bức tranh thanh toán trực tuyến của cảng không trọn vẹn vì những lý do sau:

- Nếu Hải quan không áp dụng thông quan điện tử và cơ quan thuế không có các biện pháp thu thuế từ xa thì khách hàng nhất thiết phải xuống cảng để thực hiện công việc này cho dù khách hàng đã thực hiện thanh toán trực tuyến đối với cảng và Hãng tàu. Như vậy tiện ích tiết kiệm về thời gian, di chuyển và an toàn của phương thức này chưa được thực hiện triệt để.

- Việc đầu tư hạ tầng CNTT của cảng đã không phát huy hết tác dụng của nó nếu thanh toán trực tuyến không được triển khai vì những lý do khách quan trên. Nếu không được diễn ra rộng khắp thì về chính sách Vĩ mô của Nhà nước kiểm soát cán cân tài chính và làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia chưa được triển khai. Không có sự phá cách trong việc áp dụng quản lý bằng CNTT nhất là đối với Cảng, Hải quan và thuế thì mãi mãi Việt Nam không thể phát triển hệ thống cảng biển đúng với tầm vóc của một quốc gia giàu tài nguyên biển. Nếu quá trình này diễn ra

chậm chạp thì sẽ mất cơ hội tận dụng lợi thế quốc gia để phát triển nền kinh tế hướng biển.

KT LUN CHƯƠNG 2

Kế thừa lý thuyết thanh toán trực tuyến trong Chương 1, Chương 2 đã phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gòn bằng số liệu thống kê và phương thức thanh toán bằng thẻ qua máy chấp nhận thẻ (POS), Hợp đồng Token và bảo lãnh thanh toán tại cảng Cát Lái và cảng Cái Mép. Qua đó cho thấy việc áp dụng phương thức thanh toán trực tuyến nếu được áp dụng triệt để tại các cơ sở của SNP sẽ đem lại lợi ích to lớn trong việc giám sát và quản lý tài chính, thu hút khách hàng và tiết kiệm chi phí quản lý, nhân sự. Với dịch vụ khai thác cảng và logistics là chủ yếu nên ứng dụng thành công việc thanh toán sẽ không khó khăn khi mà các điều kiện về: Nhu cầu khách hàng, Cổng thanh toán, Website tích hợp công cụ thanh toán và tính bảo mật đã được chuNn bị kỹ lưỡng. Mặc dù còn có rất nhiều điểm hạn chế tồn tại cần phải tháo gỡ từ phía Cơ quan Nhà nước như: Hành lang pháp lý đặc biệt là Luật giao dịch điện tử, kỹ thuật công nghệ (hạ tầng CNTT) chưa đồng bộ giữa Cảng – Hải quan – Ngân hàng. Để tháo gỡ các hạn chế và triển khai kế hoạch kết nối thành công với cổng thanh toán trực tuyến, Chương III sẽ đưa ra một số các giải pháp và định hướng cụ thể.

CHƯƠNG 3: MT S GII PHÁP HOÀN THIN VÀ PHÁT TRIN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THANH TOÁN TRC TUYN TI TCT TÂN CNG – SÀI GÒN

3.1 Định hướng ứng dụng thanh toán trực tuyến tại các cơ sở của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn.

Thứ nhất: Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin cũng như gia tăng tiện ích cho khách hàng khi triển khai dịch vụ thanh toán trực tuyến. Thí dụ: tra cứu thông tin về Biểu giá, hàng hóa, container, tuyến dịch vụ của Hãng tàu,… từ đó có nhiều thông tin lựa chọn cho khách hàng. Đề xuất các mức hoa hồng, khuyến mãi, giảm giá hợp lý khi dịch vụ này được triển khai đồng bộ trong toàn Tổng công ty. Hệ thống công nghệ thông tin cảng phải phát triển đồng nhất với nhau, đội ngũ quản trị mạng đáp ứng và làm chủ qui trình thanh toán, xây dựng Website thương mại điện tử tích hợp đầy đủ các công cụ thanh toán trực tuyến tốt nhất hiện nay.

Thứ hai: ChuNn hóa các qui trình khai thác các mảng dịch vụ từ đó có hệ thống các đơn giá rõ ràng để Cổng thanh toán dễ dàng truy xuất và đối chiếu về dữ liệu và đơn giá nhanh chóng, tránh sai sót. Tức là tạo ra “giỏ dịch vụ” hoàn chỉnh nhất.

Thứ ba: Liên kết tìm đối tác cung ứng cổng thanh toán trực tuyến với qui mô rộng, liên kết với nhiều ngân hàng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng. Việc thử nghiệm với Smartlink ecom sẽ được tiếp tục nếu cổng này có thể chấp nhận đa số các thẻ thanh toán của ngân hàng hiện nay. Tạo ra được hệ thống thẻ rộng lớn đáp ứng với nhu cầu đa dạng của khách hàng. Cổng thanh toán phải đáp

ứng được các chuNn về bảo mật thông tin, có biện pháp xử lý sự cố kỹ thuật tránh

làm gián đoạn quá trình thanh toán trực tuyến của khách hàng.

Thứ tư: xây dựng hệ thống kế toán giám sát thông suốt, đề xuất cơ quan hữu quan nhất là Cục thuế hoàn thiện các Qui định về thanh quyết toán thuế, các chứng từ điện tử sẽ được ưu tiên hơn trong kiểm toán.

Thứ năm: Nắm bắt cơ hội của việc đNy nhanh phương thức thanh toán trực tuyến theo đúng chủ trương không dùng tiền mặt của Nhà nước để phát triển thương

mại điện tử, khi khoảng cách về địa lý ngày càng xa hơn với các dự án đầu tư của

gian tới. Tăng cường hoạt động thương mại với các Hãng tàu, khách hàng theo

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN THANH TOÁN TRỰC TUYẾN TRONG QUẢN LÝ KHAI THÁC CẢNG TẠI CÔNG TY TÂN CẢNG SÀI GÒN.PDF (Trang 58)