Những hình thức khuyến khích bằng tài chính khác

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo liên tục - Quản lý chất lượng bệnh viện (Trang 92)

- Tính nhất quán và sự tín nhiệm: Để truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng với người khác, bản thân người lãnh đạo phải gây dựng được niềm

c.Những hình thức khuyến khích bằng tài chính khác

Khuyến khích bằng tài chính có thể được thực hiện bằng hình thức hỗ trợ khác như phụ cấp đi lại, phụ cấp nhà ở hoặc phụ cấp đắt đỏ. Khuyến khích bằng tài chính không dựa vào chi trả trực tiếp bằng tiền đôi khi cũng có nhiều cách khác nhau để nhân viên y tế không tiếp xúc trực tiếp và cũng không bị tác động trực tếp bởi đồng tiền.

Bộ Y tế Ghana đưa ra chính sách bỏ thuế cho nhân viên y tế khi họ mua ô tô mới để tạo cho họ có khả năng hơn trong đi lại. Chi phí mua ô tô được khấu trù và lương của cá nhân trong giai đoạn 5-7 năm công tác. Điều này đã có tác động tích cực đến nhân viên y tế.

Một chính sách khác từ một quốc gia đảo thông báo cho sinh viên ngay từ khi còn là sinh viên y rằng để duy trì cuộc sống và làm việc tại đất nước, họ không phải trả lãi suất tiền vay. Tuy nhiên, lãi suất này sẽ phải chi trả nếu như họ rời đất nước để đi làm việc ở đất nước khác (ICN et al.2008 unpublished).

Một nước ở Châu phí đã đưa ra biện pháp nhân viên y tế có thể sử dụng phương tiện của bệnh viện để khám cho người bệnh với tư cách cá nhân, một phần chi trả của người bệnh sẽ được trích lại cho bệnh viện. Biện pháp này đã duy trì được nhân lực y tế (ICN et al.2008 unpublished). Một nước ở Caribe có chính sách hỗ trợ nhà ở cho nhân viên y tế tới làm việc ở khu vực biển đảo để giúp họ duy trì được điều kiện sống và yên tâm làm việc (ICN et al.2008 unpublished).

Nhiều bệnh viện ở Việt Nam tổ chức bữa ăn trưa, bữa ăn trực hoặc ca không thu tiền để nhân viên yên tâm chăm sóc phục vụ người bệnh mà không lo đến bữa ăn. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, Khoa Hồi sức cấp cứu được trang bị một tủ lạnh trong đó có sữa, nước uống, mì hoặc cháo ăn liền…luôn sẵn sàng để nhân viên y tế sử dụng mà không phải trả tiền, không phải bàn giao đã giúp cho nhân viên nơi đây luôn an tâm làm việc và toàn tâm, toàn ý chăm sóc, phụ vụ người bệnh.

3.5. Khuyến khich phi tài chính

Theo lý thuyết thì việc áp dụng chỉ phương pháp khuyến khích bằng tài chính sẽ không thích hợp để duy trì và động viên nhân viên y tế. Đã có hàng loạt dự án nghiên cứu với sự khảo sát ý kiến cá nhân và thảo luận nhóm đã khẳng định rằng khuyến khích phi tài chính đóng vai trò quan trọng đối với cả những đất nước có nguồn lực, nơi mà nhân viên có

85

khả năng duy trì tiêu chuẩn sống cao, cũng như nhân viên ở những đất nước có nguồn lực ít.

Cả hai loại hình đất nước nói trên, khuyến khích phi tài chính được đánh giá không chỉ cung cấp lợi ích trực tiếp cho cá nhân nhân viên y tế mà còn có ý nghĩa đối với tổ chức, nơi nhận biết và thừa nhận sự đóng góp và cam kết của nhân viên, cũng như những thay đổi mà nhân viên đang phải đương đầu trong cuộc sống hàng ngày.

Những phần thưởng phi tài chính đặc biệt quan trọng đối với những đất nước có nguồn lực thấp. Ngược lại, những phương pháp phi tài chính yêu cầu sự đầu tư thời gian, năng lượng cũng như những cam kết thực sự xuyên suốt tổ chức hoặc hệ thống y tế. Dambisya (2007) trong một nghiên cứu toàn diện về khuyến khích phi tài chính trong lĩnh vực y tế ở Tây và Nam Phi đã tìm ra bằng chứng áp dụng thành công phương pháp khuyến khích phi tài chính liên quan tới:

- Lập kế hoạch tư vấn đúng

- Lập kế hoạch chiến lược dài hạn với khung của lập kế hoạch lĩnh vực y tế

- Cơ chế tài chính bền vững, ví dụ ngân sách quốc gia cho y tế…và - Tài trợ và ngân sách quốc gia thông qua phương pháp xuyên suốt hệ thống hoặc hỗ trợ ngân sách chung hơn là kinh phí đặc thù theo kiểu dự án.

Đưa ra những phần thưởng phi tài chính hiệu quả phải phù hợp với mục tiêu chiến lược, với nguyên tắc, giá trị và hoàn cảnh của từng địa phương, từng cá nhân, và từng hoàn cảnh. Không nhận biết hệ thống giá trị là nguy cơ dẫn đến nhân viên y tế thờ ơ và trở nên xu hướng không mặn mà với những phần thưởng phi tài chính.

Tuy nhiên, bên cạnh sự nhận biết vai trò quan trọng và tiềm tàng của khuyến khích phi tài chính, nó cũng được chỉ ra những hạn chế của nó. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Mathauer và Imhoff (2006) về khuyến khích phi tài chính cho nhân viên y tế ở Benin và Kenya đã chỉ ra rằng “Khuyến khích phi tài chính và những công cụ quản lý nhân lực y tế/quản lý chất lượng không phải là một viên đạn ma thuật để giải quyết những vấn đề áp lực về nhân lực y tế và loại bỏ những sự thiếu đầu tư, thiếu tổ chức cho hệ thống y tế của những nước thu nhập thấp- nên nhớ, không có viên đạn ma thuật nào cả”.

Thông tư số 30/2011/TT-BYT ngày 30/6/2011 Hướng dẫn xét tặng danh hiệu Thày thuốc nhân dân, Thày thuốc ưu tú. Thông tư đã đưa ra cả 2 hình thức động viên khuyến khích cả bằng tài chính và phi tài chính. Đó là, người được tặng xét tặng danh hiệu Thày thuốc nhân dân sẽ được tặng

86

Huy hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước và tiền thưởng bằng 12,5 lần mức lương tối thiểu chung. Người được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú được tặng Huy hiệu Thầy thuốc Ưu tú, Bằng chứng nhận của Chủ tịch nước và Tiền thưởng bằng 9,0 lần mức lương tối thiểu chung. Đây là hình thức động viên, khuyến khích hỗn hợp cả bằng tài chính và tinh thần.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo liên tục - Quản lý chất lượng bệnh viện (Trang 92)