Phương pháp tạo động lực trong lao động

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo liên tục - Quản lý chất lượng bệnh viện (Trang 83)

- Tính nhất quán và sự tín nhiệm: Để truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng với người khác, bản thân người lãnh đạo phải gây dựng được niềm

2. Phương pháp tạo động lực trong lao động

Để tạo động lực cho người lao động, người lãnh đạo-quản lý cần hướng hoạt động của mình vào các phương pháp sau đây:

2.1.Xác định nhiệm vụ cho nhân viên và quy trình thực hành chuẩn (SOP)

- Xác định mục tiêu của tổ chức (khoa, phòng, bệnh viện) và bảo đảm mọi thành viên hiểu rõ mục tiêu đó.

- Xác định nhiệm vụ cụ thể và các quy trình làm việc, quy trình thực hành chuẩn mà mọi người phải thực hiện, phải tuân thủ. Ví dụ, bản mô tả công việc, quy trình tiếp nhận người bệnh khi vào khoa, quy trình thủ tục cho người bệnh ra viện, quy trình cho người bệnh uống thuốc, quy trình lấy máu xét nghiệm… là hết sức quan trọng.

76

- Sự giám sát, đánh giá thường xuyên và phản hồi tới nhân viên một cách khách quan, công bằng mức độ hoàn thành công nhiệm vụ của người lao động sẽ giúp họ làm việc tốt hơn.

2.2. Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ: vụ:

Người quản lý-lãnh đạo đơn vị cần:

- Phát hiện và loại trừ những trở ngại cho thực hiện công việc của nhân viên.

- Cung cấp các điều kiện cần thiết cho thực hiện công việc.

- Tuyển chọn, phân công, bố trí người phù hợp, đủ năng lực thực hiện công việc.

2.3. Kích thích lao động:

- Sử dụng tiền công/tiền lương như một công cụ cơ bản để khuyến khích bằng hiện vật với người lao động. Tiền công/tiền lương là thu nhập chính và là lợi ích kinh tế của người lao động. Do đó, nó phải được sử dụng như một đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động. Tiền công/tiền lương phải được chi trả thỏa đáng, công bằng với sự đóng góp của người lao động.

- Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích tài chính như: tăng lương tương xứng với mức độ hoàn thành nhiệm vụ, với công việc mà nhân viên đó đảm nhiệm, áp dụng các hình thức trả công khuyến khích, các hình thức tiền thưởng, phần thưởng…để nâng cao sự nỗ lực và thành tích lao động của người lao động.

Thông tư 02/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 23/01/2008 về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ đã quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Vận dụng chính sách này, nhiều bệnh viện đã thực hiện tự chủ một phần, xã hội hóa dịch vụ y tế để có kinh phí chi cho thi đua, khen thưởng hàng tháng nhằm tăng thu nhập cho nhân viên và thúc đẩy chất lượng dich vụ y tế. Nhiều báo cáo công tác năm của các bệnh viện cho thấy kết quả khảo sát sự hài lòng người bệnh và sự hài lòng của nhân viên y tế tăng lên rõ rệt, số lượng các sai sót, biến chứng đã giảm đi, nhiều bệnh viện hầu như không có sai sót…Chính sách này đã có tác dụng lớn trong khuyến khích, động viên nhân viên góp phần tăng cường chất lượng dịch vụ y tế.

77

- Sử dụng hợp lý các hình thức khuyến khích phi tài chính để thỏa

Một phần của tài liệu Tài liệu Đào tạo liên tục - Quản lý chất lượng bệnh viện (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)