5. Công cụ đo lường chất lượng
1.3. Phân biệt quản lý và lãnh đạo
Quản lý và lãnh đạo (Management and Leadership) là hai thuật ngữ được sử dụng trong việc quản lý con người, tổ chức và xã hội. Cả hai thuật ngữ đều có nghĩa là điều khiển và tác động đến con người, đến môi trường nhưng khác nhau về mức độ và phương pháp tiến hành.
Quản lý là quá trình chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu cụ thể đã đề ra và là lãnh đạo thực hiện các mục tiêu dài hạn.
Lãnh đạo là quá trình dẫn dắt, định hướng cho chuỗi các tác động của chủ thể quản lý và là quản lý các mục tiêu rộng hơn, xa hơn và khái quát hơn.
Người lãnh đạo và người quản lý: người lãnh đạo được mô tả là người "tìm đường", người quản lý là người "đi đường", chức năng lãnh đạo là "bức tranh lớn", chức năng quản lý lại hẹp hơn. Trong doanh nghiệp, người đứng đầu thường giữ cả hai vai trò lãnh đạo và quản lý, trong tình huống này họ thực hiện công việc lãnh đạo, trong tình huống khác họ thực hiện công việc quản lý. Mọi người có thể gọi họ là người lãnh đạo hoặc người quản lý của doanh nghiệp, và điều này dẫn tới những nhầm lẫn giữa nhà quản lý và nhà lãnh đạo. Phải chú ý rằng, một nhà lãnh đạo cũng là một nhà quản lý chuyên nghiệp, nhưng một nhà quản lý giỏi chưa chắc đã là một nhà lãnh đạo.
Theo tác giả của nhiều cuốn sách viết về lãnh đạo, John Maxwell, thì điểm khác biệt lớn nhất giữa người lãnh đạo và người quản lý được phân biệt dựa vào khả năng gây ảnh hưởng. Theo ông, để biết một người có thể lãnh đạo hay chỉ làm quản lý là đề nghị họ tạo ra những thay đổi tích cực. Nhà quản lý có thể tiếp tục duy trì phương hướng của tổ chức nhưng họ không đủ sức ảnh hưởng để đưa tổ chức tới một định hướng mới.
Điểm khác biệt thứ hai giữa một người lãnh đạo và một người quản lý là khả năng tạo ra tầm nhìn. Nhà lãnh đạo có khả năng tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, hướng tới mục tiêu tương lai của tổ chức, còn nhà quản lý thì chỉ tập trung vào mục tiêu hiện tại của tổ chức.
Trong một bệnh viện, giám đốc, các trưởng phòng, trưởng khoa, điều dưỡng trưởng... chúng ta hãy xác định ai là người lãnh đạo, ai là người quản lý, hay một người làm cả hai chức năng?. Theo Peter Druker, người quản lý có thể đóng vai trò của nhà lãnh đạo, nhưng nhà lãnh đạo thì không phải lúc nào cũng là nhà quản lý. Sự khác biệt lớn nhất giữa người lãnh đạo và người quản lý ở cách thức họ tổ chức lao động, khuyến khích người lao động làm việc và từ đó họ điều chỉnh những hành vi điều hành, quản lý trong tổ chức của họ. Cũng theo Peter Druker, “Quản lý là làm đúng việc” (management is doing things right) tức là chỉ làm những
57
việc pháp luật và quy định cho phép và “lãnh đạo là làm đúng cách” (leadership is doing right things).
Bảng so sánh 2 khái niệm quản lý, lãnh đạo
Quản lý Lãnh đạo
Nói về quyền hạn Nói về tầm ảnh hưởng (cảm hóa) Người quản lý có thể là lãnh đạo Người lãnh đạo không phải lúc nào
cũng là người quản lý Đương đầu với những phức tạp Đương đầu với sự thay đổi
Làm đúng luật, làm đúng quy định Làm đúng đường lối, làm đúng cách
Tập trung vào sản phẩm Tập trung vào con người