Những bài học từ kinh nghiệm cảu các nước

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 43)

Qua tham khảo việc phát triển thị trường xăng dầu của một số nước, chúng ta có thể nhận thấy rằng :

1. Nhà nước thực thi quản lý ngành xăng dầu rất chặt chẽ thông qua các sắc luật cụ

thể.

2. Quản lý nhà nước tập trung thông qua chỉ một Bộ quản lý đầu mối.

Cơ quan này có nhiệm vụ hoạch định chiến lược phát triển ngành và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước một cách tách biệt.

3. Nhà nước có xu hướng can thiệp sâu vào thị trường, thực hiện kiểm soát chặt chẽ

giá ở tất cả mọi khâu hoặc bằng can thiệp trực tiếp nhằm làm ổn định thị trường, tránh những “cú sốc” cho nền kinh tế nhất là khi thị trường dầu mỏ có biến động lớn.

4. Nhà nước có xu hướng bảo hộ các nhà máy lọc dầu trong nước.

5. Nhà nước bảo hộ các doanh nghiệp xăng dầu trong nước trong những giai đoạn nhất định, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này trở nên lớn mạnh, nắm giữ những vị trí then chốt trong khâu lọc dầu và bán lẻ. Chỉ sau khi các doanh nghiệp này đáp ứng được những yêu cầu chiến lược của nhà nước, Nhà nước mới thực thi chính sách mở cửa.

6. Chính sách và cơ chế quản lý điều hành nhà nước trong lĩnh vực xăng dầu vừa chặt chẽ vừa rõ ràng, minh bạch. Trong khâu phân phối nội địa, Nhà nước duy trì độc quyền nhà nước nhưng không không thực hiện độc quyền doanh nghiệp nhà nước. Mọi thành phần kinh tế đều được tham gia kinh doanh phân phối xăng dầu nếu có đủ điều kiện và phải tuân thủ theo pháp luật.

Từ những kinh nghiệm phát triển thị trường xăng dầu của các nước, tác giả

muốn rút ra các bài học cơ bản là Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thị trường xăng dầu. Đó là dù mô hình kinh tế có thể khác nhau, điều kiện tài nguyên dầu mỏ không giống nhau, bước đi trong việc xây dựng ngành công nghiệp lọc hoá dầu có thể khác nhau nhưng cách giải quyết của Nhà nước đối với thị trường

xăng dầu thời gian đầu vẫn là phải thực thi những biện pháp quản lý can thiệp sâu vào thị trường. Sau đó, trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, các nước sẽ phải dần dần thực hiện mở cửa thị trường xăng dầu, kể cả trong lĩnh vực phân phối, bán lẻ.

Sự khác nhau của mỗi nước trong việc phát triển thị trường xăng dầu trong

nước được thể hiện qua chính sách quản lý thị trường, trong đó có biểu hiện về quy mô, thời gian và tốc độ hoàn thành việc xây dựng ngành công nghiệp lọc hoá dầu.

Đây là một yếu tố rất quan trọng nhằm đảm bảo cho nguồn cung của thị trường.

Tóm tắt chương 1

Mục đích của chương này là đưa ra một cách nhìn tổng quát về phát triển cửa hàng bán lẻ, định nghĩa các thuật ngữ và các hoạt động cơ bản trong quá trình bán hàng tại một cửa hàng, thực hiện, kiểm tra đánh giá một hệ thống kinh doanh cấp công ty một cách hoàn chỉnh, một mô hình hợp nhất thực tiễn của quá trình phát triển, Có thể nói việc vận dụng các kiến thức, công cụ và các mô hình lý thuyết để phát triển kinh doanh đối với một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là việc làm không thể thiếu, nhất là trong giai

Trong chương 1, tác giả trình bày sơ lược về cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó làm cơ sở cho việc phát triển hệ thống các cửa hàng cho Petrolimex KhanhHoa.

Dựa trên lý thuyết đã trình bày ở chương tiếp theo tác giả sẽ phân tích môi trường

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC CỬA HÀNG XĂNG DẦU CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU PHÚ KHÁNH

Một phần của tài liệu Phát triển hệ thống các cửa hàng xăng dầu thuộc công ty xâng dầu phú khánh khu vực khánh hòa (Trang 43)